Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là một thạch hầu sinh ra từ mảnh đá Ngũ Sắc, hấp thụ tinh hoa nghìn năm của đất trời. Theo đó, ngay từ khi sinh ra, Ngộ Không đã có căn cơ và phẩm chất hơn người. Không những thế, Tôn Ngộ Không còn được Bồ Đề Tổ Sư thu nhập và truyền dạy cho 72 phép biến hoá Địa sát vô cùng lợi hại.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình. Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Na Tra khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ Tam giới, thách thức Phật Tổ Như Lai nên chịu cảnh giam cầm 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, chờ ngày Đường Tam Tạng đi ngang giải cứu rồi phò tá ông đến Tây Thiên xem như chuộc lỗi.
Như vậy là đủ thấy bản lĩnh và tài năng của thạch hầu lớn thế nào. Thế nhưng lợi hại như Tôn Ngộ Không thì cũng có một điểm yếu đó là sợ thuỷ chiến.
Cụ thể, trong một kiếp nạn, Ngộ Không đã phải nhờ cậy 2 sư đệ là Trư Bát Giới và Sa Tăng giúp đỡ vì không giỏi chiến đấu dưới nước. Khi ấy, thạch hầu từng nói: "Hiền đệ! Chuyện này nói thật, ta không giỏi chiến đấu dưới nước. Mỗi khi xuống nước đều phải niệm Tị thủy chú, hoặc phải biến thành hình dạng cá, cua mới có thể đi được, như vậy sao có thể đánh nhau với yêu quái".
Giải thích về nỗi sợ này, tác giả Ngô Thừa Ân từng cho biết trong Tây Du Ký, tồn tại quy luật vạn vật tương sinh tương khắc, thiên ngoại hữu thiên. Theo Ngũ Hành, mặc dù Tôn Ngộ Không là khỉ nhưng lại là một con thạch hầu (khỉ đá). Đá xuống nước thì sẽ chìm. Hơn nữa, trước đó, Ngộ Không từng bị luyện trong lò bát quái, mang thuộc tính của lửa, tự nhiên sẽ khắc nhau với nước.
Minh Hạnh (T/h)