Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm mang nhiều nội dung phản ánh tư tưởng lý luận của người xưa về tự nhiên. Trong đó, một khái niệm nổi bật được nhắn đến là 5 loại "trùng".
Được biết, từ thời cổ đại, từ "trùng" được sử dụng để chỉ toàn bộ các động vật sống trong tự nhiên bao gồm cả con người. Theo người xưa, mọi động vật mắt thường nhìn thấy đều nằm trong 5 loại trùng này, mỗi loại đều có những đặc điểm nổi bật và dễ dàng phân biệt với các loài khác. Dưới đây là 5 lại trùng được nhắc tới trong Tây Du Ký:
Trùng luy
Trùng luy hay còn có tên gọi khác là giun, chỉ những động vật có lớp da hoàn toàn được lộ ra bên ngoài. Ví dụ: giun đất, ếch, cóc, nhái, thằn lằn...
Trùng lân
Trùng lân là tên gọi chung của những động vật có vảy, chủ yếu sinh sống dưới nước, chẳng hạn như cá, rắn, cá sấu... Ngoài ra, lớp trùng có cánh cũng được xếp vào nhóm "trùng có vảy", ví dụ "trùng long" (rồng).
Trùng mao
Trùng mao dùng để chỉ những động vật có lớp lông bao. Chúng chủ yếu là động vật có vú sống trên cạn, chẳng hạn như hổ, sư tử, ngựa, bò, cừu, lợn, mèo...
Theo quan niệm của người xưa về động vật tự nhiên, con người cũng được xếp vào nhóm này. Tuy nhiên loài vật đại diện cho họ "trùng mao" là kỳ lân chứ không phải con người.
Trùng vũ
Ngoài đặc điểm có một lớp lông bao phủ như "trùng mao" thì "trùng vũ" còn có cánh. "Trùng vũ" chủ yếu bao gồm các loài chim, bao gồm đại bàng, ngỗng trời, én, sếu, gà, vịt, ngỗng,…
Côn trùng
Côn trùng bao gồm những loài vật có toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi một lớp mai, chẳng hạn như trai, ba ba, cua, tôm... Con vật tiêu biểu đại diện cho họ côn trùng là rùa.
Bởi vậy, khi những bộ phim thời cổ đại đề cập đến các loại trùng có thể không nhất thiết là "côn trùng" như chúng ta hiểu hiện nay.
Minh Hạnh (T/h)