(ĐSPL) - Công nghiệp quốc phòng Nga trong vài năm qua đã đưa ra một loạt vũ khí mới mà Mỹ khó cạnh tranh được. Điều này được tạp chí Popular Mechanics nhận xét vào hôm thứ Hai vừa qua.
Trong trường hợp một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Nga sẽ đánh bại Mỹ về số lượng và chất lượng xe tăng và hệ thống phòng không, trong khi ở lĩnh vực pháo binh, hai nước đang cạnh tranh quyết liệt.
Trong cuộc diễu hành chiến thắng hôm 9/5 vừa qua, Nga đã ra mắt xe tăng T-14 Armata. Đây là chiếc xe tăng chiến đấu chính đầu tiên được Nga thiết kế kể từ khi chiếc xe tăng mang tính biểu tượng – T-72 lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp vào những năm 1970.
Xe bọc thép trên nền tảng Armata trong lễ duyệt binh hôm 9/5 ở Quảng trường Đỏ. |
Xe tăng T-14 được xây dựng để bảo vệ an toàn cho kíp lái bằng một tháp pháo không có người lái và nhiều áo giáp. Các phương tiện truyền thông cũng nói rằng xe tăng có một khẩu pháo 152mm nòng trơn khiến nó có khả năng tiêu diệt các loại xe bọc thép hữu hiệu.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đang bận rộn để cố gắng duy trì hoạt động những chiếc xe tăng lão hóa của họ. Các nỗ lực tập trung vào việc duy trì xe tăng M1Abrams. Tuy nhiên tạp chí Popular Mechanics cho rằng tất cả những nỗ lực để M1 phù hợp với thế kỷ 21 đang cam chịu thất bại.
Tạp chí cũng nói rằng: Không có gì trên thế giới này gây ra nhiều cú sốc và kinh hoàng hơn một cơn mưa đầu đạn hạt nhân. Hai nước đều có tên lửa tầm trung và tầm xa nhưng họ đã thiết kế hệ thống của họ mang đặc tính khác nhau. Hoa Kỳ có các hệ thống rocket M142 Mobility. Nó có thể mang 6 quả rocket cỡ 227mm. Mỗi quả rocket này lại chứa nhiều bom bi rất nguy hiểm. Hệ thống này cũng được đánh giá là có độ chính xác khá cao.
[mecloud] ifmQ52rb10[/mecloud]
Người Nga có xu hướng đi theo phát triển số lượng và độ chính xác. Nhiều hệ thống phóng rocket của Nga đặt trên xe tải với rất nhiều ống phóng. Tuy nhiên, Nga cũng có tên lửa di động tầm xa có thể nhắm vào các căn cứ của NATO như sân bay, nơi tập trung quân sự.
Đứng hàng đầu trong danh sách các tên lửa tầm xa đáng sợ của Nga là tên lửa chiến thuật Iskander-M. Nó có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong 20 phút với tầm bắn 250 dặm và đầu đạn 880 pound (khoảng 400 kg) với độ sai số tản mát chỉ 15 feet (khoảng 3m).
[mecloud] SMPSGs6xMI[/mecloud]
Nga và Mỹ cũng cạnh tranh quyết liệt trong các hệ thống pháo thông thường. Pháo M777 của Mỹ có thể được di chuyển bằng trực thăng MV-22 Osprey giúp nó theo kịp tình hình chiến trường. Những pháo lớn khác là pháo tự hành nhưng không có gì mới mẻ.
Khẩu M109 Paladin là loại pháo di động của lục quân, được giới thiệu vào năm 1969 và nâng cấp với phiên bản hiện tại là M109A7. Phiên bản này được nâng cấp để có thể bắn 4 viên đạn cỡ 155mm trong một phút.
Còn Nga, năm nay đã trình diễn pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV mới nhất của mình. Loại pháo này cũng có cỡ nòng 155mm và có thể được chỉ thị mục tiêu bằng laser. Các lợi thế thực sự trong thiết kế này là khả năng lựa chọn các cỡ đạn khác nhau và có một hệ thống robot tự động nạp đạn.
Popular Mechanics vẫn tin rằng pháo binh Mỹ có nhiều khả năng di động hơn so với Nga. Mỹ cũng đang đi trước Nga về robot quân sự. Tuy nhiên Nga đã không ngồi yên. Họ đã có các loại robot mặt đất với khả năng phá mìn, chữa cháy và bắn tên lửa chống tăng. Đến năm 2025, một phần ba số thiết bị quân sự của Nga sẽ được sử dụng bởi robot.
Trần Long (Theo Sputniknews)