(ĐSPL) - Việc nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Nâng lương trước cho cán bộ, công chức có thành tích
Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV, chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, đối tượng là cán bộ, công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định.
Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.
Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. |
Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nếu thành tích cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.
Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định.
[mecloud]SEqsHdJ8hj[/mecloud]
1/1/2016: Tăng lương cho hàng triệu công chức, viên chức
Thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản ở các khu vực từ ngày 1/1/2016, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với một số Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính trong năm 2015.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao cho Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để trình Trung ương khi cân đối được nguồn lực; nghiên cứu xây dựng bảng lương chuẩn trên cơ sở mức lương tính đủ theo nhu cầu tối thiểu đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về chính sách tiền lương đối với lao động trong các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và sớm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện từ giữa năm 2013 là 1,150 triệu đồng/tháng.
Thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản ở các khu vực, từ ngày 1/1/2016, Chính phủ sẽ phải điều chỉnh mức lương này. |
Bên cạnh đó, các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, thông tin truyền thông và báo chí, văn hóa, thể thao và du lịch, dạy nghề sẽ được các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ trong năm 2015.
Về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), Phó Thủ tướng phân công một số Bộ trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn Luật BHXH năm 2014 như: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, thanh tra BHXH, Nghị định về chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan liên quan cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp cải cách bảo hiểm xã hội nhằm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội về lâu dài; nghiên cứu và kiến nghị phương án xử lý với mức lương hưu của người có mức lương hưu thấp (cả trước và sau tháng 4/1993).
Đặc biệt, Phó Thủ tướng phân công Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người có công nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tiếp tục nghiên cứu Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công.
Trước đó vào ngày 9/3, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công.
Cụ thể, mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện từ giữa năm 2013 là 1,150 triệu đồng/tháng, mới chỉ đạt 44,2\% so với mức lương tối thiểu bình quân của 4 vùng của khu vực doanh nghiệp (2,6 triệu đồng/tháng) và tính ra mới đạt 35,6\% so với mức chi cho nhu cầu tối thiểu (3,23 triệu đồng/tháng).
Thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản ở các khu vực, từ ngày 1/1/2016, Chính phủ sẽ phải điều chỉnh mức lương này. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp và đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Ngọc Anh (Tổng hợp)