+Aa-
    Zalo

    Sự nguy hiểm của bệnh chuyển hóa đường ở trẻ sơ sinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo TS Dũng, bệnh rối loạn chuyển hóa đường, đường huyết hạ thấp thời gian dài gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh nếu không cấp cứu kịp

    (ĐSPL) - Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bệnh rối loạn chuyển hóa đường, đường huyết hạ thấp thời gian dài gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời.

    Như đã đưa tin, ngày 26/12 trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh rất đông người dân kéo đến bao vây Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội) vì cho rằng, sự tác trách, chậm trễ của bệnh viện là nguyên nhân dẫn đến cái chết của một trẻ sơ sinh.

    Theo nội dung đoạn chia sẻ trên mạng, sản phụ lên bệnh viện khám thì được các bác sĩ tại đây nói bình thường. Sau khi sản phụ này quá ối thì được đưa lên bàn mổ. Bé gái sau khi sinh bị sặc nước ối và được gia đình đưa đi khám. Tuy nhiên bác sĩ nói bình thường. Sang đến ngày thứ hai, bé gái bỏ ăn nên gia đình lại bế sang yêu cầu khám lần thứ 3 thì lúc này các bác sĩ tại bệnh viện mới vội vàng chuyển bé gái sang Bệnh viện Xanh Pôn. Sau một ngày bé gái tử vong.

    Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Văn Đông, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình xác nhận, ngày 17/12 bệnh viện tiếp nhận trường hợp sản phụ Ngô Thị H. (23 tuổi, trú tại xa Vạn Thái, huyện Ứng Hòa) được người thân đưa đến để sinh. Sau khi mổ đẻ cháu bé con sản phụ Ngô Thị H. có biểu hiện khò khè. Bản thân cháu bé ngay hôm đó được các bác sĩ hút đờm dãi, nhỏ nước muối. Đêm cùng ngày cháu vẫn bình thường. Tuy nhiên đến khoảng 8h sáng ngày 18/12 cháu bú kém, môi tím tái, các bác sĩ tiếp tục hút đờm dãi cho cháu thở oxy.

    Đến 16h chiều bé gái tiếp tục phải hút đờm, trong đờm dãi có sữa nên bệnh viện đã hội chẩn, dự đoán cháu bị viêm phổi sơ sinh do sặc sữa nên đã chuyển cháu lên Bệnh viện Xanh Pôn. Sau một ngày điều trị, cháu bé tử vong.

    Gia đình bé gái 3 ngày tuổi vây kín bệnh viện đa khoa Vân Đình sau cái chết của bé.

    Theo ông Đông, tại Bệnh viện Xanh Pôn các bác sĩ chẩn đoán cháu bị suy hô hấp, viêm phổi nặng và bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa.

    “Thực chất viêm phổi sơ sinh do sặc sữa tất cả đa phần đều cấp cứu thành công. Có điều cháu bé này bị rối loạn chuyển hóa nhưng chưa phát hiện ra. Khi chuyển lên bệnh viện Xanh Pôn một ngày sau đó mới phát hiện ra”, ông Đông chia sẻ.

    Sau sự việc đau lòng trên, PV có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn chuyển hóa đường ở trẻ sơ sinh.

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trẻ sơ sinh khả năng miễn dịch còn rất thấp, hệ hô hấp còn non yếu nên dễ mắc phải nhiều bệnh. Bệnh rối loạn chuyển hóa đường, đường huyết hạ thấp thời gian dài gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời.

    “Những đứa trẻ sơ sinh sinh ra rất hay bị rối loạn chuyển hóa đường, một số trẻ khi sinh ra với tình trạng khỏe mạnh nhưng chỉ vài ngày hoặc vài bữa bú sữa, trẻ bỗng nhiên li bì, bỏ bú, hôn mê và đột ngột tử vong ngay sau đó”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thông tin trên báo chí việc bé sơ sinh tử vong là do hạ đường huyết kéo dài, bệnh này ở trẻ sơ sinh còn có các tên gọi khác là cường insulin bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra hạ đường huyết nặng, tái diễn ở trẻ sơ sinh.

    “Nếu không được xử lý đúng, kịp thời những cơn hạ đường huyết kéo dài này sẽ làm tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục hệ thần kinh trung ương và gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế đứa trẻ sau này”.

    “Thường nồng độ insulin và glucose máu tỷ lệ với nhau-glucose máu tăng thì insulin máu cũng tăng, và ngược lại- nhưng trong bênh này lại có rối loạn cân bằng động giữa glucose máu và insulin máu, sự gia tăng chế tiết insulin quá mức và mất cân bằng với glucose làm đứa trẻ bị hạ đường huyết trầm trọng và kéo dài và gây ra những hệ lụy sau đó”. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng giải thích.

    [poll3]414[/poll3]

    Có nhiều trường hợp khi phát hiện ra bệnh của trẻ sơ sinh thì đã không kịp, đặc điểm của trẻ sơ sinh là thế, diễn biến rất nhanh mà không ai có thể lường trước hết được.

    Liên quan đến nguyên nhân tử vong của trường hợp bé sơ sinh trên, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng xác nhận nguyên nhân bệnh nhi tử vong là do rối loạn chuyển hóa đường, trường hợp bệnh nhi này đường huyết chỉ có 0,03 mmol/l.

    Đại diện bệnh viện này nói thêm, theo nguyên tắc đường huyết của người dưới 2,6 mmol/l đã có thể gây tổn thương não rồi.

    Nói về quá trình cấp cứu bé sơ sinh trên tại bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện này cho biết, trong 24 tiếng nằm tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các bác sĩ đã luôn theo dõi từng diễn biến của bệnh nhi, bệnh nhi một tay truyền đường, một tay xét nghiệm đường máu gần 10 lần nhưng lần cao nhất chỉ đạt 2,3 rồi lại tụt xuống.

    Lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng nhấn mạnh: “Một bà mẹ chỉ 42kg sinh một đứa trẻ gần 5kg đã là một dấu hiệu bất thường”.

    Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009)

    1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

    2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-nguy-hiem-cua-benh-chuyen-hoa-duong-o-tre-so-sinh-a176161.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan