+Aa-
    Zalo

    Số phận những đứa trẻ không cha ở khu đèn đỏ nổi tiếng thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những đứa trẻ sinh ra chưa từng biết mặt cha, sống trong khu ổ chuột và thỉnh thoảng nhận trợ cấp, chúng là kết quả của những lần mua vui của khách tại khu đèn đỏ Angeles, Philippines.

    (ĐSPL) - Những đứa trẻ sinh ra chưa từng biết mặt cha, sống trong khu ổ chuột và thỉnh thoảng nhận trợ cấp, chúng là kết quả của những lần mua vui của khách tại khu đèn đỏ Angeles City ở Philippines.

    Khu đèn đỏ "phồn vinh"...

    Angeles ở Philippines là trung tâm của ngành công nghiệp tình dục quốc tế, một trong những khu đèn đỏ nổi tiếng thế giới. Angeles chỉ cách Thủ đô Manila chừng 2 tiếng ngồi xe, trước từng có một căn cứ quân đội Mỹ đóng ở khu vực cận kề với quân số lên tới hàng nghìn sỹ quan, binh lính.

    Thành phố này không hề có bờ biển trải dài hay cánh rừng nhiệt đới làm say đắm lòng người, trái lại giao thông luôn hỗn loạn, nghèo đói tràn lan, chỉ duy có ngành công nghiệp tình dục là phát triển.

    Khung cảnh tại một quán bar trên phố đèn đỏ Fields Avenue của thành phố Angeles City trong một buổi tối thứ hai. 

    Trong những quán bar trên phố Field Ave, con phố chính của Angeles, những người đàn ông đi tìm lạc thú ngồi đầy chật, còn đa số các cô gái ăn mặc hở hang, sẵn sàng đi theo và làm khách hàng vui lòng chỉ với 26USD.

    Các sỹ quan, binh lính Mỹ đóng ở gần Angeles từng là đội ngũ khách hàng chủ lực của thành phố này. Năm 1991, núi lửa Pinatubo phun trào, căn cứ quân sự này buộc phải dời đi khiến ngành công nghiệp tình dục ở Angeles bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Tuy vậy, đến nay thành phố này đã dần dần “phồn vinh” trở lại, thu hút khách du lịch tình dục trên toàn thế giới. Phần đông trong số họ là những người đàn ông luống tuổi. Người ta có thể tìm mua Viagra hoặc dụng cụ hỗ trợ, kích dục tại bất kỳ cửa hàng bánh kẹo hay mỹ phẩm nào trên phố hay trong ngõ nhỏ của Angeles.

    Jennifer, 32 tuổi, và hai đứa con Fiona, 7 tuổi, Tristan, 5 tuổi, sống trong ngôi nhà lụp xụp ở khu ổ chuột. Cô gặp Jason, cha của Tristan, khi còn làm việc tại quán bar. Người đàn ông Australia này hiện sống ở Mỹ. Jason về thăm mẹ con Jennifer khi Tristan một tháng tuổi. Thỉnh thoảng, cô nhận được trợ cấp tài chính của Jason.

    Grace, 35 tuổi, khoe bức ảnh chụp Max, cha của bé Peter (trái), 8 tuổi. Bức ảnh này chụp nhân một lần Max tới Philippines thăm mẹ con Grace. Cô gặp Max khi mới 24 tuổi còn ông đã 78 tuổi. Ngày đó, Grace làm việc tại quán bar trên phố đèn đỏ của Angeles. Không giống nhiều đứa trẻ được sinh ra từ du lịch tình dục khác, giấy khai sinh của Peter có chữ ký của Max ở cột ghi cha đẻ. Nhờ đó, cậu bé có hộ chiếu của công dân Australia. Max cũng mua cho mẹ con Peter căn nhà họ đang sống. Trong vòng bốn tháng qua, mẹ con Grace không biết tin tức gì từ Max. Cô hy vọng sẽ nhận được tiền phúc lợi từ chính phủ Australia.

    Peter và các bạn cùng lớp đứng bên ngoài lớp học gần nhà cậu ở Balibago. Bốn trong 50 học sinh ở trường tiểu học tư thục này có bố là người Australia.  

    Peter và mẹ cậu đang phải chật vật sống bằng khoản tiền khoảng 100 USD từ việc cho thuê một phòng trong căn nhà mà ông Max mua cho. So với những em nhỏ khác có bố là người nước ngoài ở đây, Peter được xem là may mắn.

    Francine, 7 tuổi, ngồi trên ghế salon cũ trong ngôi nhà ở khu ổ chuột khi ông ngoại đang rửa rau. Bố của em cũng đến từ Australia. Hiện Francine sống cùng mẹ, năm đứa em cùng mẹ khác cha, dì, hai con của dì và ông ngoại trong căn nhà rộng 70 m2. Cô bé chưa từng được gặp cha bởi người đàn ông này đã chấm dứt liên lạc với mẹ em ngay khi cô thông báo có bầu.

    Robert, 18 tháng tuổi, đang xem tivi cùng mẹ, Mylene, 37 tuổi. Mylene từng là "má mì" chuyên tuyển dụng các cô gái từ thành phố Manila tới làm việc ở phố đèn đỏ của Angles. Tại một quán bar trên phố Fields Avenue, cô gặp cha của Robert, một người Mỹ. Sau 20 tháng qua lại với Mylene, người đàn ông 55 tuổi, từng ba lần ly hôn, và sống ở Philippines bằng visa du lịch, rời bỏ Mylene để đi theo một phụ nữ khác. Bố của Robert không làm hộ chiếu Mỹ cho con trai, dù đã ký vào giấy khai sinh của cậu bé. Thỉnh thoảng, ông ta gửi tiền cho mẹ con Mylene.

    Renz (ngoài cùng bên phải), 8 tuổi, chơi đùa cùng mẹ Nelcy, 30 tuổi, và hai anh em cùng mẹ khác cha trong ngôi nhà ở khu ổ chuột. Nelcy cho biết bố của Renz tên là Frank khoảng 60 tuổi và đến từ Na Uy. Frank thường xuyên tới quán bar cô làm việc. Sau khi mang bầu, Nelcy không thể liên lạc được với người đàn ông ấy. Một lần, Nelcy trông thấy Frank trên đường và cố đuổi theo. Frank không tin mình là cha đứa trẻ.

    "Đôi lúc, Renz bị bọn trẻ khác trêu chọc vì trông khác biệt, nhưng nó đều phản pháo lại", Nelcy cho hay. 

    Azumiu, 2 tuổi, và mẹ, Angelica, 25 tuổi, đang sống trong khu nhà do Renew, tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ phụ nữ giải nghệ khỏi ngành công nghiệp tình dục, giúp đỡ. Angelica khẳng định cha của Azumiu là một người đàn ông quốc tịch Đức tên là Ralf, 50 tuổi. Ralf là chủ một quán bar trên phố Fields Avenue. Ông này phủ nhận Azumiu là con gái mình và cũng từ chối làm xét nghiệm kiểm tra huyết thống.

    Dã Quỳ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-phan-nhung-dua-tre-khong-cha-o-khu-den-do-noi-tieng-the-gioi-a87367.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách hay cho mẹ xử trí trẻ quấy khóc đêm

    Cách hay cho mẹ xử trí trẻ quấy khóc đêm

    Trẻ hay khóc đêm gây mệt mỏi cho cả bé và cha mẹ. Vì đâu khiến con có biểu hiện như vậy? Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, xác định cho con yêu một phương pháp hợp lý