Phần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3 tuổi và gần hết bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi. Nhưng dạy trẻ học chữ cái tiếng việt như thế nào để đạt hiệu quả cao thì không chắc phụ huynh nào cũng biết.
Cùng chơi với trẻ. (Ảnh minh họa)
Việc dạy trẻ học chữ được bắt đầu như thế nào?
Là khi bé con được 2 tuổi nhưng khoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé có thể nhớ hết vào lúc đó. Hơn nữa, cách bé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các thẻ cứng viết chữ hoặc nghe băng mà dạy trẻ học chữ cái tiếng việt nên bắt đầu dùng phương pháp hình ảnh từ những quyển sách dạy chữ cái có nhiều hình, nhiều màu sắc; lúc ấy trẻ sẽ thích thú chỉ trỏ những chữ cái mà chúng đã biết hoặc cũng có thể chỉ ra màu sắc, hình dạng, con thú, và các đồ vật trong quyển sách.
Người dạy trẻ phải gây sự chú ý, làm cho trẻ thích thú với những câu chuyện kể. Khoảng 2-3 tuổi, trẻ thường “đọc” sách để tìm hiểu trong đó có chứa đựng những gì và sách báo được làm ra từ “chữ”.
Có nhiều cách vừa học vừa chơi để dạy trẻ phân biệt từng chữ cái. Viết tên của trẻ vào xấp giấy học vẽ của chúng và vừa chỉ vừa đọc rõ to từng chữ cái. Dần dần bé sẽ hiểu rằng những ký tự riêng lẻ này khi đặt gần nhau thì sẽ tạo ra tên của nó.
Ngoài ra, bạn còn có thể làm bảng tên của bé và treo ngoài cửa phòng, loại đồ chơi hoặc chơi trò xếp chữ tên của bé. Cùng chơi với bé trò chơi xếp chữ thông thường hoặc các chữ cái được làm bằng nam châm, bé có thể khám phá tính hút đẩy đồng thời còn có thể gắn xếp chữ cái lên cửa tủ lạnh. Một khi bé đã nhận được một chữ nào mới thì hãy chơi đố chữ: “Chữ nào bắt đầu bằng chữ ‘B’, ‘bò’, ‘bánh’, ‘bóng’…hoặc bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên bé “Tên con là Bình, bắt đầu bằng chữ B, con thử nghĩ ra một chữ nào cũng bắt đầu bằng B xem?”
Nếu trẻ tỏ ra bị cuốn hút theo trò chơi này thì hãy tiếp tục giúp trẻ học thêm các chữ cái khác. Nhưng nếu trẻ nhỏ hơn 4 tuổi và chẳng có hứng thú gì đối với trò chơi của bạn thì cũng đừng nhồi nhét trẻ quá. Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng trẻ nhận biết chữ cái sớm thì sau này sẽ đọc tốt cả.
Tâm lý của phụ huynh ảnh hưởng rất nhiều.
Kiên nhẫn và tận tụy với bé là yếu tố “mưa dầm thấm lâu” tạo nên hiệu quả về lâu dài. Bố mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây. Nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy, bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học đó mới là phương pháp giáo dục sớm.
Người lớn trong gia đình thường xuyên đọc chữ, đọc sách trước mặt bé để kích thích sự tò mò của bé. Bố mẹ cũng luôn nhớ động viên, khích lệ bé, dù bé có học được nhiều hay không. Không nên so sánh giữa bé này và bé khác trong cùng gia đình. Nên để bé được tự do học hỏi, tìm hiểu, thậm chí là nghịch các đồ vật, sách vở của bố mẹ.
Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của bố mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay. Bởi “quá nóng vội sẽ hỏng việc”.
Khi đủ tuổi và bắt đầu được mẹ dạy trẻ học chữ cái tiếng việt. Cũng là lúc các mẹ cần chú ý thay đổi khẩu phần ăn để xây dựng cho trẻ một trí não cũng như thể chất tốt phục vụ cho việc tiếp thu những bài học nhé.
Bạn có thể tham khảo và mua sắm các loại vật dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh như: Quần áo trẻ sơ sinh, đồ chơi cho trẻ sơ sinh, khăn choàng, khăn sữa,… tại Ubaby.vn. Đặc biệt, Ubaby.vn luôn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi khách hàng mua hàng trực tiếp trên website của chúng tôi. |
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/day-tre-hoc-chu-cai-tieng-viet-me-nen-bat-dau-tu-dau-a87242.html