Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường, thực hiện chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đa omega-6, đặc biệt được tìm thấy trong hạt óc chó, cá, đậu nành, dầu hướng dương có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường týp 2.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng axit linoleic, chất béo omega-6 chính trong máu cao nhất sẽ giảm 35% nguy cơ bị tiểu đường týp 2 trong tương lai so với những người có lượng aixt này ít hơn.
Tiến sĩ Jason Wu thuộc Viện Sức khỏe toàn cầu George tại Sydney cho biết, sự thay đổi đơn giản trong chế độ ăn có thể bảo vệ chúng ta tránh bệnh tiểu đường týp 2, hiện đã tăng lên mức báo động trên thế giới.
Tác giả nghiên cứu chính Dariush Mozaffarian từ ĐH Tufts ở Massachusetts cho hay, những người tham gia nghiên cứu nhìn chung là khỏe mạnh và không được hướng dẫn đặc biệt về những gì họ ăn. Tuy nhiên, những người có hàm lượng omega-6 trong máu cao nhất có nguy cơ thấp hơn bị tiểu đường týp 2.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 20 nghiên cứu có sự tham gia của 39.740 người đến từ 10 nước, trong đó 4.347 trường hợp mắc mới tiểu đường. Họ đã kiểm tra những người tham gia về 2 chỉ dấu omega-6 chính là axit linoleic và axit archidonic. Axit linoleic có liên quan tới giảm nguy cơ, mặc dù hàm lượng axit archidonic không liên quan đáng kể tới nguy cơ tiểu đường cao hơn hoặc thấp hơn. TS Wu lưu ý rằng chất béo omega-6 chính có liên quan tới giảm nguy cơ tiểu đường týp 2. Axit linoleic không được hình thành trong cơ thể và có thể thu được từ chế độ ăn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thực phẩm giàu axit linoleic có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường týp 2.
Bên cạnh đó chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây và rau củ cũng có khả năng làm giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, theo 2 nghiên cứu mới trên nửa triệu người ở Mỹ và Anh Quốc, tiêu thụ các loại trái cây như táo và quả việt quất (không phải dưới dạng nước ép) có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.Sau khi theo dõi kết quả sức khỏe của khoảng 187.000 người trong hơn hai thập kỷ qua.
Nhóm nghiên cứu từ Trường Y tế Cộng đồng Havard đã phát hiện rằng những người ăn trái cây tươi đều đặn mỗi tuần sẽ giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người ăn ít hơn một lần/tháng. Nghiên cứu tương tự được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh phát hiện rằng uống nước trái cây mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh hơn 21%.
Tuy nhiên, một báo cáo khác đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy sự liên kết trong việc hấp thụ hợp chất flavonol - thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong nhiều loại rau củ quả có thể giảm 26% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hợp chất flavonol giống như chất quercetin có liên quan đến việc làm giảm nồng độ glucose trong máu, tăng cường nồng độ insulin và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những loại trái cây chứa nhiều chát quercetin như táo, nho đỏ và quả việt quất cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh.
Không giống các loại trái cây, thức uống như nước ép táo và cam đi qua hệ tiêu hóa rất nhanh chóng và có một chỉ số đường huyết cao. Điều đó có nghĩ là lượng đường trong máu tăng cao sau khi tiêu thụ chúng. Điều này giải thích tại sao nước ép trái cây không những giảm và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.Nghiên cứu khuyên rằng bạn nên ăn ít nhất hai khẩu phần trái cây tươi mỗi tuần. Một chén hoặc một quả táo nhỏ hay nho và quả việt quất. Thực hiện đều đặn, bạn sẽ giảm khoảng một phần tư nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua các trái cây khác giàu chất flavonol như lê, chuối và nhiều loại rau củ quả khác, theo nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng.
Thảo Minh(T/h)