Khi thận hoạt động bình thường, nồng độ kali trong máu được kiểm soát ở mức tốt nhất. Nhưng khi thận bị tổn thương, nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm chứa kali sẽ dẫn đến chuột rút, đau mỏi bắp tay bắp chân, liệt cơ.... hoặc nghiêm trọng hơn là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, ngừng tim, hay thậm chí là tử vong. Do đó, trong quá trình lựa chọn thực phẩm, người bệnh thận cần thận trọng.
Dưới đây là những loại quả "đại kỵ" với người bệnh thận:
Quýt
Quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho cơ thể, đặc biệt là lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, vì đặc điểm này, quýt trở thành loại quả không thích hợp với những người thận yếu. Vitamin C trong quýt có khả năng chuyển hóa thành oxalate không tốt cho thận.
Chuối
Chuối là loại trái cây giá rẻ, dễ kiếm và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe vì ít chất béo, giàu chất xơ, là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguồn cung cấp kali dồi dào. Trung bình, một quả chuối chứa 422 mg kali. Người bệnh thận phải hạn chế lượng kali để tránh tích tụ dư thừa trong máu, có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Thay vì ăn chuối, người bệnh có thể chọn các loại trái cây tốt cho thận như táo, dâu.
Dứa
Với người bình thường dứa giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Các bạn có thể ăn loại quả này giúp thanh nhiệt ngày hè, hỗ trợ chữa viêm xoang, viêm phế quả,… Nhưng khi bị suy thận bạn nên hạn chế quá. Vì dứa có nhiều bromelain làm hòa tan lượng hemaleucin và casein không tốt cho người bị suy thận.
Bơ
Từ lâu, bơ đã được chứng minh là loại quả rất bổ dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp. Bơ cung cấp chất béo có lợi cho tim, chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng. Axit oleic có trong bơ còn có tác dụng giảm viên và hỗ trợ phòng chống ung thư. Tuy nhiên, hàm lượng kali của bơ còn cao hơn chuối. Một quả bơ chứa khoảng 690 mg kali nên cũng cần tránh sử dụng cho người bị bệnh thận.
Lựu
Những người mắc bệnh về đường tiết niệu, bệnh về thận đều không nên sử dụng quả lựu. Lựu có chứa các khoáng chất và đặc biệt là kali gây áp lực cho sự hoạt động của thận, từ đó khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Nho
Nho chứa nguồn vitamin K dồi dào, quan trọng cho quá trình đông máu và giúp xương khỏe mạnh. Nho cũng cung cấp nguồn vitamin C, chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa mạnh mẽ cần thiết cho mô liên kết... Tuy nhiên, người bị suy thận không nên ăn quá nhiều nho. Hàm lượng kali trong 100 gr nho tươi có thể tới 191 mg hoặc lên đến 749 mg đối với nho khô.
Khế
Những người bị bệnh thận, suy thận, đang chạy thận... nên tránh ăn khế. Kể cả những người bị sạn thận cũng không nên “thách thức” acid oxalic trong khế, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát. Khế có thể tương tác bất lợi với một số loại thuốc điều trị, cản trở hấp thu thuốc ở ruột.
Mơ
Mơ là một trong những loại quả giàu dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên trong thành phần của quả mơ cũng chứa quá nhiều kali và các khoáng chất khác gây áp lực lên hoạt động của thận. Chính vì thế cũng người bị bệnh suy thận cũng không nên sử dụng quả mơ trong bữa ăn hằng ngày.
Ngoài 4 loại quả trên, kali cũng có nhiều trong hoa quả và rau củ khác, đặc biệt là những loại quả khô, sầu riêng, mơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống...
Theo các chuyên gia, cắt natri, kali và phốt pho là nguyên tắc hàng đầu khi chọn thực phẩm cho người bị suy thận, do khả năng lọc các vi chất của thận đã bị suy giảm. Nạp ít natri sẽ giúp hạ huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh thận. Kiểm soát hàm lượng kali sẽ tránh tình trạng yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngưng tim. Kiểm soát photpho giúp tránh tình trạng yếu xương, làm xương dễ gãy...
Để đảm bảo an toàn cho thận cũng như quá trình điều trị đạt hiệu quả, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa cũng như chuyên gia dinh dưỡng nhằm có chế độ ăn phù hợp.