+Aa-
    Zalo

    Nhà báo Mỹ điều tra tội phạm ở Đông Nam Á: Từ ma túy, mại dâm đến trộm chó

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhà báo người Mỹ Patric Winn mới đây đã xuất bản một cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu, phân tích tội phạm có tổ chức ở các nước Đông Nam Á.

    Nhà báo người Mỹ Patric Winn mới đây đã xuất bản một cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu, phân tích tội phạm có tổ chức ở các nước Đông Nam Á.

    Hoàn cảnh ra đời cuốn sách viết về tội phạm có tổ chức ở Đông Nam Á

    Ông Patric Winn đã và đang sinh sống, làm việc tại Bangkok, Thái Lan. Cuốn sách đầu tiên của ông được được xuất bản có tên là “Hello, Shadowlands”`, trong đó kể về những trải nghiệm của bản thân ông bao gồm việc giao du với những người nghiện meth (ma túy đá) ở Myanmar, tán gẫu với những người làm gái mại dâm, thử mua thuốc ngừa thai bất hợp pháp ở Philippines và nhiều hơn thế nữa.

    Mục đích chính của ông Winn là tìm hiểu về những tội phạm có tổ chức tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, từ đó phát hiện mối liên hệ giữa tội phạm với các vấn đề văn hóa, chính trị và con người địa phương.

    Cứ mỗi 6 chương trong “Hello, Shadowlands” lại đề cập đến một loại tội phạm đặc biệt ở một địa điểm cụ thể.

    Cuốn sách mới xuất bản của tác giả Patric Winn. Ảnh: Getty

    Có sự lạm dụng ma túy đá (methamphetamine) ở Myanmar và các trại cai nghiện nguyên thủy do Pat Jasan - một tổ chức chống ma túy thành lập từ năm 2014 điều hành. Cũng có những thị trấn ở Thái Lan hay khu vực biên giới ở Malaysia trở thành mục tiêu của phiến quân Hồi giáo. Thậm chí, việc mua bán thuốc tránh thai ở Philippines cũng là một vấn đề “được chú ý”.

    “Tôi muốn viết một cuốn sách về thế giới của loại tội phạm có tổ chức này qua con mắt của những tên tội phạm, và của cảnh sát”, ông Winn nói. “Điều đó có nghĩa là những đối tượng tôi hướng đến sẽ bao gồm người buôn ma túy, người sử dụng ma túy, phiến quân, kẻ buôn lậu, tên cướp xe máy - những tên tội phạm không bị quấy rầy. Họ dường như phạm tội với những lý do hợp lý. Nếu tôi ở tình huống của họ, có lẽ tôi cũng sẽ làm điều tương tự”.

    Tác giả cũng không đồng ý với loạt bài viết đăng trên những ấn phẩm như Huffington Post hay Daily Mail, thường tập trung vào các chi tiết về những món ăn ngon ở Thái Lan và hay hành động trộm chó và ăn thịt chó ở Việt Nam.

    Tuy nhiên, trên thực tế, để vứt bỏ những định kiến tương tự, ông Winn đã phải dấn thân rất nhiều. "Tôi đã làm rất nhiều việc không được học", ông nói. “Nhưng tôi đã cố gắng thâm nhập từng tình huống cụ thể và lựa chọn cách xử lý tinh tế nhất”.

    Xuất thân từ một thị trấn nhỏ ở Bắc Carolina, ông Winn chuyển đến Bangkok vào năm 2008 cùng với bạn gái - Pailin Wedel - một phóng viên ảnh người Mỹ gốc Thái hiện giờ là vợ ông. "Chúng tôi có thể thấy ngành công nghiệp báo chí đã sụp đổ tại Mỹ", ông nói. “Cô ấy là lý do tôi chọn đến Thái Lan và bắt đầu theo đuổi những câu chuyện tôi quan tâm”.

    Ông Winn cùng với cảnh sát Thái Lan tiến hành cuộc truy bắt tội phạm. Ảnh: Getty

    10 năm sau, ông Winn hiện đang là phóng viên châu Á cho Public Radio International - một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp nội dung từ khắp nơi trên thế giới để phát sóng trên Đài phát thanh công cộng quốc gia ở Mỹ. “Chỉ mình tôi mà muốn bao phủ thông tin của toàn bộ châu Á. Điều này là hoàn toàn vô lý”.

    Kể về ấn tượng đầu tiên ở Bangkok, ông Winn nói: “Mọi thứ đều thú vị. Những chiếc taxi là màu hồng tươi sáng, người chở đồ ăn đang bán trên đường, những người nông dân xuề xòa cùng nhau uống rượu…mọi thứ đều thú vị và không ngừng thú vị”.

    Mối liên hệ giữa các hoạt động phi pháp với lịch sử, văn hóa và chính trị khu vực

    Báo chí là công cụ mà ông Winn dùng để khám phá quê hương thứ 2 của mình. Thật vậy, nội dung chạy khắp “Hello, Shadowlands” là câu chuyện về sự thích nghi của ông Winn với châu Á.

    Trước khi đến Thái Lan, ông Winn biết rất ít về khu vực Đông Nam Á. Trong tác phẩm của mình, tác giả Patric Winn cũng đi sâu phân tích về mối liên hệ giữa chính sách của các chính phủ đối với các hành vi phạm tội của nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Từ cách nhìn của mình, ông Winn thấy rằng, nhiều dạng tội phạm ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu xuất hiện do hoàn cảnh sống đưa đẩy.

    Theo đó, dân số của Philippines đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua, từ 35 triệu lên 105 triệu, và tỷ lệ sinh hiện tại ước tính là 5.000 trẻ sơ sinh mỗi ngày. Ít nhất 1 trong 4 trẻ được sinh ra ngoài kế hoạch. Những năm gần đây, chính sách của chính phủ nước này đưa ra là cấm mua bán, sử dụng thuốc tránh thai. Điều đó đã buộc nhiều phụ nữ, nhiều gia đình đối diện với cuộc sống khó khăn, không lối thoát.

    Đối với những phụ nữ như Karen (không phải tên thật) - một người bán cháo mà ông Winn gặp ở Manila, thai kỳ không mong muốn có thể là thảm họa. Karen đã phải vật lộn để nuôi 3 đứa con khi cô mang thai lần nữa.

    “Đứa trẻ thứ 4 sẽ khiến khoản tiền ít ỏi của cô không thể nào đủ trang trải được nữa”, ông Winn nói. “Cô ấy cảm thấy việc mang thai là một mối đe dọa thực sự cho những đứa trẻ hiện tại. Bạn có thể tưởng tượng trong tình huống đó, bạn sẽ làm hầu hết mọi thứ để ngăn chặn cuộc sống của bạn vượt khỏi tầm kiểm soát”.

    Karen đã tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ “chui” ở Philippines hay tham gia các hoạt động diễu hành của giáo hội nhằm phá bỏ cái thai nhưng tất cả đều không có kết quả. Cũng không nhận được sự giúp đỡ nào của người chồng đang nghiện ma túy, Karen cuối cùng đã chuyển sang bán ma túy đá.

    Trong cuốn sách của mình, ông Winn viết rằng: "Tôi thấy đó là một hành động cực đoan của tình yêu. Tôi rất xúc động vì điều đó”.

    Tội phạm ở Đông Nam Á rất đa dạng. Ảnh minh họa: Patric Winn

    Trong thời gian làm việc ở Thái Lan và chuẩn bị cho cuốn sách của mình, ông Winn cũng đã từng thử tiếp xúc với nhiều cô gái người Triều Tiên làm việc tại các nhà hàng ở đây. Những trải nghiệm của ông cho thấy, rất nhiều người trong số họ đào tẩu sang Trung Quốc rồi từ đó chạy đến Thái Lan.

    Tuy nhiên, ngôn ngữ bất đồng lại không có sự giúp đỡ của chính phủ sở tại, hầu như họ lưu lạc rồi “bị bán” vào nhà chứa hay các nhà hàng, cơ sở giải trí.

    Theo ông Winn, địa chính trị, văn hóa của Đông Nam Á rất đa dạng, khác biệt. Sự phát triển của khu vực là cực kỳ năng động.

    “Tổng số dân của Đông Nam Á nhiều hơn so với châu Âu, Bắc Mỹ hay Nam Mỹ. Nếu toàn bộ khu vực là một quốc gia, Đông Nam Á sẽ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Điều đó nghĩa là châu Âu và Mỹ nên có một mục tiêu chính sách thực sự mạnh mẽ đối với khu vực này”, nhà báo Mỹ khẳng định.

    Tuy nhiên, theo ông Winn, Trung Quốc đã và duy trì sức ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực Đông Nam Á.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-bao-my-dieu-tra-toi-pham-o-dong-nam-a-tu-ma-tuy-mai-dam-den-trom-cho-a238285.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan