+Aa-
    Zalo

    Khủng bố IS đang mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù bị đẩy lui ở chiến trường Iraq và Syria song Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang mở rộng sự ảnh hưởng tiêu cực đến các khu vực khác, trong đó có Đông Nam Á.

    Mặc dù bị đẩy lui ở chiến trường Iraq và Syria song Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang mở rộng sự ảnh hưởng tiêu cực đến các khu vực khác, trong đó có Đông Nam Á.

    Hôm qua (13/5), 3 nhà thờ ở Surabaya - thành phố lớn thứ 2 của Indonesia bị đánh bom liều chết. Indonesia từ lâu đã phải vật lộn với các nhóm nổi loạn, đặc biệt là liên minh al-Qaeda Jemaah Islamiyah, và bây giờ là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

    Cảnh sát cho biết 6 hung thủ đánh bom tự sát 3 nhà thờ tại Surabaya là thành viên trong cùng một gia đình, trở về từ Syria và có liên hệ với nhóm khủng bố thân IS. Ít nhất 13 người đã chết và hơn 40 người khác bị thương trong vụ việc.

    Indonesia liên tục bị tấn công khủng bố. Ảnh: Ajazeea

    IS đã bị đẩy lùi ở Syria và Iraq nhưng lại mở rộng các hoạt động ở quốc gia khác.

    Theo số liệu của Viện Kinh tế và Hòa bình, Chỉ số khủng bố toàn cầu năm 2017 cho thấy số người chết vì khủng bố đã giảm so với năm 2016. Mặc dù số nạn nhân đã giảm nhưng sự lây lan của các cuộc tấn công thì lại gia tăng. Sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố đã phần nào được thúc đẩy bởi sự tiếp cận của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là ảnh hưởng của IS ở Iraq và Syria.

    Trong năm 2016 được ghi nhận là “năm chết chóc” nhiều nhất do khủng bố cho đến nay, khiến hơn 9.000 người thiệt mạng, hầu hết là ở Iraq. IS và các nhánh của nó đã hoạt động tại 28 quốc gia, gấp đôi con số trong năm 2015.

    Sự lan truyền của IS là đáng chú ý vì nó bất chấp xu hướng rộng hơn, tích cực hơn trên toàn cầu. Chỉ số khủng bố toàn cầu cho thấy số người tử vong do các hành vi khủng bố đã giảm 22% so với mức trong năm 2014. Ba trong số 4 nhóm khủng bố nguy hiểm nhất là al-Qaeda, Taliban và Boko Haram chịu trách nhiệm chung cho 6.000 người chết trong năm 2016. Tuy nhiên, không chỉ số lượng người chết do IS và các nhóm liên kết của nó tăng lên, nhóm cũng mở rộng phạm vi tiếp cận, bao gồm cả ở Đông Nam Á.

    IS tràn sang Đông Nam Á

    Trong năm 2016, một video từ các chiến binh liên kết với tổ chức IS ở Malaysia, Indonesia và Philippines đã được công bố. Video này báo hiệu ý định của nhóm khủng bố về việc mở rộng hoạt động sang Đông Nam Á và nó đã chỉ định thành lập một tiểu vương quốc tự xưng ở Philippines.

    Vào tháng 5/2017, các chiến binh liên kết với IS đã chiếm được thành phố Marawi ở Philippines. Trong các trận chiến, 603 binh sĩ Philippines đã thiệt mạng từ ngày 30/5 đến ngày 29/8. Các lực lượng Philippines chỉ chiếm lại được thành phố vào tháng 11/2017.

    Lực lượng phiến quân thân IS từng đánh chiếm thành phố Marawi ở Philippines suốt nửa năm. Ảnh: AP

    Bị tấn công liên tục ở Iraq và Syria, IS đã tìm cách khai thác các khu vực dễ bị tổn thương để thiết lập sự thống trị lãnh thổ. Việc chiếm đóng Marawi thể hiện tiềm năng thực sự của các phe nổi dậy khác trên khắp khu vực. IS đã chứng minh thành công trong việc điều chỉnh các nguyên nhân địa phương với chương trình nghị sự quốc tế.

    Có một lịch sử lâu dài liên quan đến hoạt động bức hại được ghi nhận trên khắp Đông Nam Á mà IS có thể khai thác, bao gồm các chiến dịch bị cáo buộc nhằm vào người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar hay người Hồi giáo Malay ở Thái Lan. Gần đây, hoàn cảnh của người Rohingya đã được ghi nhận. Nhiều người đã phải chạy trốn đến các trại tị nạn ở nước láng giềng Bangladesh. Chính phủ Myanmar bị buộc tội tiến hành khủng bố chính trị do nhà nước tài trợ, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo.

    Khủng bố IS có nhiều thủ đoạn tinh vi để tuyên truyền, tuyển dụng thêm chiến binh. Ảnh: Getty

    Chỉ số khủng bố toàn cầu năm 2017 nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa khủng bố chính trị và khủng bố. Các học giả chống khủng bố cũng đã nhiều lần cảnh báo rằng các biện pháp đàn áp có thể thúc đẩy các chiến binh Hồi giáo từ IS hoặc các nhóm khác hỗ trợ “anh em Hồi giáo Rohingya” của họ.

    Tương tự, trong nhiều thập niên, các nhóm Hồi giáo Malay đã xung đột với chính phủ Thái Lan ở các tỉnh cực Nam của đất nước. Cuộc xung đột này đã được thúc đẩy bởi chính sách đồng hóa của chính phủ Phật giáo, được coi là nhắm đến những người Hồi giáo Malay khác biệt về tôn giáo.

    Phân tích cho thấy nhóm khủng bố IS ưu tiên tiếp cận những quốc gia không ổn định về mặt chính trị và thiếu cơ hội giáo dục, kinh tế. IS đã chỉ ra rằng chúng có thể tạo ra lợi nhuận nhanh chóng trong các hoạt động như vậy. Ví dụ, trụ sở trung ương của IS tại Iraq đã cung cấp gần 600.000 USD để tài trợ cho hoạt động tại Marawi. Những nguồn lực đó đã giúp các chiến binh trở nên có tổ chức và có kỹ năng hơn trong chiến thuật chiến đấu đô thị.

    Những thành công như vậy khuyến khích các chiến binh nước ngoài, kể cả những người chạy trốn khỏi Iraq và Syria đi đến các vùng khác, nơi mà IS có thể có được ảnh hưởng lớn hơn.

    Phân tích này nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia Đông Nam Á và cộng đồng toàn cầu trong việc phát triển các chiến lược dài hạn để đối phó với sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố. Điều đó bao gồm việc tập trung vào việc giảm các biện pháp khủng bố chính trị và chống khủng bố có thể vô tình làm tăng nguy cơ cực đoan.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Ajazeea, Aspistrategist)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khung-bo-is-dang-mo-rong-anh-huong-o-dong-nam-a-a229468.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan