+Aa-
    Zalo

    Ngôi mộ Nữ hoàng Ai Cập sau 4.000 năm: Được giữ nguyên vẹn, quan tài trống trơn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau phát hiện về lăng mộ của Vua Tutankhamen, một ngôi mộ hoàng gia còn nguyên vẹn khác đã được tìm thấy dưới bóng của Đại kim tự tháp ở Giza. Những kho báu vàng bên trong thuộc về Hetepheres, nữ hoàng của Vương quốc Cổ Ai Cập.

    Khai quật mộ cổ Ai Cập

    Năm 1922, ngôi mộ chứa đầy kho báu của Vua Tutankhamen đã được phát hiện, làm dấy lên sự tò mò đối với mọi thứ của người Ai Cập cổ đại. 

    Nhiều người kỳ vọng rằng họ sẽ khám phá được thêm nhiều điều thú vị khác, đặc biệt là trong số các nhà khảo cổ học làm việc tại các địa điểm trên khắp Ai Cập. 

    Từ đầu những năm 1900, cao nguyên Giza, nơi có ba kim tự tháp mang tính biểu tượng của Ai Cập, đã được một nhóm học giả quốc tế khai quật một cách có hệ thống. Một phần của địa hình rộng lớn này được khai thác bởi nhà khảo cổ học người Mỹ George Reisner.

    Vào ngày 2/2/1925, nhiếp ảnh gia của ông Reisner, ông Mohammedani Ibrahim, đã làm việc gần Đại kim tự tháp, do Pharaoh Khufu dựng lên vào giữa thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Khi ấy, ông Ibrahim nhìn xuống và nhận thấy chiếc giá đỡ ba chân của mình được đặt trên một lớp thạch cao trắng, có thể là đỉnh của một công trình kiến trúc ẩn mình bên dưới.

    Phát hiện này cần được thông báo với ông Reisner nhưng khi ấy có một vấn đề, là ông George Reisner, vào thời điểm đó, không ở Ai Cập, mà đang ở Boston (Mỹ), thực hiện nhiệm vụ của mình với tư cách là giáo sư nghiên cứu về Ai Cập tại Đại học Harvard.

    screen shot 2022 04 05 at 150136
    screen shot 2022 04 05 at 150140
    Bên trong ngôi mộ cổ của Nữ hoàng Hetepetheres. Ảnh: ACI 

    Nhóm của ông đã bắt đầu khai quật trong khi vắng mặt ông và phát hiện thấy một trục hẹp, bất thường, ở độ sâu 25m, chứa đầy đống đổ nát. Đây là dấu hiệu này cho thấy họ đã phát hiện ra một ngôi mộ. Tuy nhiên, vì khu vực cao nguyên Giza đã bị cướp phá trong hàng nghìn năm nên khả năng ngôi mộ được chôn cất nguyên vẹn là rất thấp.

    Theo đó, vào ngày 7/3 cùng năm, trong lúc ông Reisner đang chuẩn bị bài giảng vào sáng thứ Hai, nhóm của ông ấy ở cách đó hàng nghìn km cuối cùng đã khai quật được toàn bộ trục và cảm thấy choáng ngợp bởi những phát hiện của mình. Một người trong nhóm khi ấy đã ghi lại khoảnh khắc "lịch sử" trong nhật ký của mình: "Lúc 15h30, người ta quan sát thấy bề mặt đá ở phía Nam, khai quật một góc và ngay sau đó đỉnh cửa của một căn phòng lộ ra".

    Một khối đá vôi đã được nới lỏng và gỡ bỏ để có thể nhìn thấy bên trong. Một căn phòng lớn có thể nhìn thấy mở rộng một chút về phía Đông và phía Tây của cánh cửa. Có thể nhìn thấy những gì dường như là một cỗ quan tài ở phía trước, trên đó là một số cây gậy hoặc ma trận có đỉnh mạ vàng. Nhiều lớp mạ vàng xuất hiện ở các đồ vật khác trên mặt đất. Có thể chắc chắn rằng các ngôi mộ được chôn cất cẩn thận .

    Đối với những người thợ đào, đó là thời khắc chiến thắng của họ. Tuy nhiên, đúng cuối tuần đó, ông Reisner đã gửi một điện báo từ Boston yêu cầu tạm dừng công việc ở Ai Cập. Ngôi mộ được đóng lại. 

    Cổ đại và hiện đại

    Sinh năm 1867 tại Indianapolis, George Reisner nhận được sự kính trọng lớn trong giới nghiên cứu Ai Cập, ông đã thực hiện một cuộc khảo sát khảo cổ lớn về khu vực Nubia (ngày nay ở miền Nam Ai Cập và Sudan). Năm 1902, nhà Ai Cập học người Pháp Gaston Maspero đã phân chia cao nguyên Giza cho những người khai quật tốt nhất thời bấy giờ, nhằm ngăn chặn nạn cướp bóc và sự xuống cấp. Phần trung tâm của khu vực này đã được trao cho ông Reisner.

    Nhà khảo cổ Reisner khi ấy đang làm việc trong kỷ nguyên mới của công nghệ thế kỷ 20: Ông có thể sử dụng điện báo để gửi các thông báo xuyên Đại Tây Dương với nhóm của mình. Nhưng ông cũng hiện đại theo một cách khác: Khám phá tuyệt đẹp về lăng mộ Tutankhamun đã khiến ông Reisner nhận ra sức mạnh của quan hệ công chúng. Quyết định của ông về việc khai quật lại ngôi mộ nguyên vẹn (có tên chính thức là G7000X) dựa trên một số yếu tố, bao gồm cả niềm tin rằng ông là người duy nhất đủ năng lực để thực hiện toàn bộ quá trình này.

    screen shot 2022 04 05 at 150147
    Con chim ưng vàng này, được phát hiện tại Lăng mộ Hetepheres, hiện đang ở Bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Ảnh: ACI 

    Bằng cách trì hoãn việc khai quật cho đến khi ông đến Ai Cập, ông Reisner có thể kiểm soát được câu chuyện. Quan hệ truyền thông là một phần quan trọng của quá trình đó. Những thông tin rò rỉ từ nhóm riêng của Reisner, những người đã cho phép một nhiếp ảnh gia báo chí Mỹ chụp hình, đã dẫn đến việc báo chí London tiết lộ một phát hiện mới quan trọng. Nhiều người đồn đoán rằng lăng mộ là của pharaoh Snefru thuộc triều đại thứ 4.

    Tuy nhiên, từ Boston, ông Reisner đã phản bác các quan điểm trên, khẳng định ông tin rằng ngôi mộ này sẽ thuộc về một phụ nữ hoàng gia. 

    Các nhiệm vụ của ông Reisner tại Mỹ đã khiến việc mở lại ngôi mộ G7000X bị trì hoãn cho đến tháng 1/1926. Cuối cùng khi bước vào căn phòng chứa quan tài, ông Reisner phát hiện ra rằng đồ nội thất bọc vàng bên trong đã bị nước làm hư hỏng và trong tình trạng tồi tệ đến mức ông sợ nó sẽ vỡ vụn. Công việc tinh vi để lấy các mảnh gỗ và lớp khảm vốn là công việc khó khăn.

    Ngoài một mái che và giường, một chiếc ghế bành và một chiếc ghế dựa tinh xảo đã được phục hồi. Tên chủ nhân của ngôi mộ đã được khắc trên chiếc ghế bành và nó đã xác nhận quan điểm của ông Reisner rằng ngôi mộ thuộc về một người phụ nữ là Nữ hoàng Hetepetheres, mẹ của Vua Khufu, vị vua thứ hai của triều đại thứ 4 và là người xây dựng Đại kim tự tháp. Ngôi mộ của bà đã ẩn mình dưới bóng của tượng đài đó trong hơn 4.000 năm.

    Không có xác ướp bên trong

    Quan tài bằng thạch cao của Nữ hoàng Hetepheres được khai quật vào tháng 3/1927 nhưng không có xác ướp bên trong.  Các nhà sử học vẫn tranh luận về những gì có thể đã xảy ra với ngôi mộ này. Trong đó, ông Reisner cho rằng Nữ hoàng Hetepheres ban đầu được chôn cất gần chồng bà, Vua Snefru, tại Dahshur. Vua Khufu sau đó đã xây dựng ngôi mộ mới tại Giza nhưng hài cốt của mẹ ông không bao giờ được chuyển đến đó. Những người khác thì dự đoán thi thể bà được chôn cất trong kim tự tháp nhỏ G1a, dưới chân của Kim tự tháp lớn.

    screen shot 2022 04 05 at 150152
    Ghế bành của Nữ hoàng Hetepheres, được làm bằng gỗ mạ vàng có khảm hình tiên nữ, có trang trí hình chim ưng đậu trên cột giấy cói. Ảnh: ACI 

    Sau cuộc khai quật, chiếc ghế bành đã được phục hồi và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Sau khi ông Reisner qua đời vào năm 1942, sự quan đối với các mảnh vỡ được lấy lại từ ngôi mộ G7000X đã thúc đẩy nhiệm vụ khôi phục lại chiếc ghết bành công phu với tất cả vẻ đẹp lộng lẫy bằng vàng của nó. Ngày nay chiếc ghế này được đặt tại Bảo tàng Cận Đông Cổ đại Harvard ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ). 

    Minh Hạnh (Theo National Geographic)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngoi-mo-nu-hoang-ai-cap-sau-4000-nam-duoc-giu-nguyen-ven-quan-tai-trong-tron-a533295.html
    Sự kiện: Chuyện lạ
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan