+Aa-
    Zalo

    Nên thiết kế phòng đọc sách như thế nào ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phòng đọc sách là không gian để gia chủ có thể theo đuổi niềm đam mê, sở thích cũng như giải quyết công việc sao cho hiệu quả nhất

    Trong không gian chung của ngôi nhà thì phòng đọc sách chính là nơi để người lớn và trẻ em đọc sách cũng như học tập, ngoài yên tĩnh và sáng sủa thì việc bố trí bàn đọc sách, bàn làm việc sao cho thật khoa học và hợp lý là điều rất cần thiết.
    Nên thiết kế phòng đọc sách như thế nào ?
    Phòng đọc sách luôn chiếm một vai trò quan trọng trong ngôi nhà. Đây là không gian để gia chủ có thể theo đuổi niềm đam mê, sở thích cũng như giải quyết công việc sao cho hiệu quả nhất.
    Khi thiết kế phòng đọc sách, nhất là khi muốn kết hợp thêm bàn làm việc ở trong phòng đọc sách, bạn phải thật sự chú ý bố trí phòng đọc sách ở vị trí yên tĩnh nhất trong ngôi nhà, nên chú ý xem ngay tot xau để chọn ngày sửa sang hay tu tạo.
    Cửa chính của phòng đọc sách không nên hướng về phía cửa phòng vệ sinh, nhà bếp để tránh trường không khí từ các phòng này ảnh hưởng đến làm phân tán tâm trí khi bạn đang học hay làm việc.
    Một số lưu ý khi bài trí phòng đọc sách
    Phòng đọc sách là nơi người lớn và trẻ em đọc sách và học tập, ngoài cần yên tĩnh và sáng sủa thì còn cần chú ý một số điểm sau:
    1. Bàn không nên đặt giữa phòng: Theo ý kiến của một số chuyên gia thì nếu như đặt bàn ở giữa phòng, 4 bề đều trống, hữu hư vô thật, cô lập vô viên, khiến cho tinh thần con người khó tập trung, bay bổng đẩu đâu.
    2. Bàn nên hướng về cửa: Cửa là khí khẩu, có thể nạp linh khí, sắp bàn hướng về cửa khiến đầu óc tỉnh táo thông minh. Nhưng có 1 điều, bàn không được trực tiếp đối diện với cửa.
    3. Bàn không nên quay lưng về cửa hoặc cửa sổ: Bàn tốt nhất nên dựa vào tường làm núi tựa (cổ gọi là Lạc san), nếu quay lưng với cửa hoặc cửa sổ, gọi là lưng không núi tựa, không thể thăng cấp, công việc học tập chậm trễ.
    Cách bài trí trong nhà và cuộc sống hàng ngày của chúng ta rất gần gũi, bởi vậy ảnh hưởng của chúng cũng mạnh mẽ và lâu dài. Có thể nói việc thiết kế, sắp xếp, bài trí đồ đạc trong nhà đối với sự nghiệp, học vấn, sức khỏe, sinh con, xem tuoi vo chong.v.v. mang rất nhiều ý nghĩa đối với đời sống mỗi người.

    Vậy nên thiết kế phòng đọc sách như thế nào?

    1. Phòng đọc sách trước tiên phải có đủ ánh sáng: Lan can không nên đặt quá nhiều đồ vật chặn ánh sáng, màu sắc trên tường cũng không quá thẫm quá tối, khí phải được thông suốt, tối kỵ đặt phòng đọc sách ở nơi có không khí tù túng, chật hẹp.
    2. Phòng đọc sách không nên có xà ngang: Cổ nhân cho rằng phòng đọc sách có xà ngang thì không may mắn. Bởi vì người đứng dưới xà ngang luôn cảm thấy bị đè nén, tinh thần hoảng hốt, vận may không được đánh thức. Tình hình này rất dễ giải quyết, chỉ cần dùng trần giả hay vật trang trí che xà ngang lại là được.
    3. Màu sắc phòng đọc sách: Màu sắc trong phòng đọc sách không nên lòe loẹt phức tạp, nên dùng những gam màu cơ bản thống nhất, bạn có thểdựa trên phương hướng khác nhau mà thiết kế màu sắc khác nhau cho phù hợp:
    4. Phòng đọc sách nên dùng nhiều đồ trang trí dạng tròn: Vật dạng tròn sản sinh loại năng lượng viên hòa, dung hợp, hoạt bát, có lợi cho giao lưu giữa người với người.
    5. Nếu người ngồi làm việc là Nam, thì theo nguyên tắc “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” tức là: Phía bên trái của bàn làm việc là Thanh long, mang tính chất động, đồ đạc nên xếp cao. Những đồ vật quan trọng, mang tính động như điện thoại, máy fax, máy vi tính… nên xếp bên trái. Còn bên tay phải làm việc là vị trí Bạch hổ, mang tính chất tĩnh nên đồ đạc phải thấp hơn bên trái. Nếu người làm việc là nữ thì việc sắp xếp đồ vật trên bàn làm việc phải theo thứ tự ngược lại.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nen-thiet-ke-phong-doc-sach-nhu-the-nao-a91774.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan