+Aa-
Zalo

Nam sinh lớp 10 bất ngờ bị liệt nửa mặt vì bệnh “khẩu nhãn oa tà”

(ĐS&PL) - Nam sinh tá hỏa phát hiện miệng không ngậm được nước, nửa bên mặt méo xệch, đến viện kiểm tra thì được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh ngoại biên.

Theo báo Người Lao Động, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công cho học sinh N.V.A (15 tuổi) bị trúng “khẩu nhãn oa tà” dẫn đến lệch mặt, méo miệng, mắt không thể nhắm được.

Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ không ghi nhận chấn thương hoặc tình trạng sức khỏe bất thường ở bệnh nhân. Trước khi nhập viện, nam sinh lớp 10 có một đêm ngủ ngon như bình thường. Tuy nhiên, trong lúc đang đi vệ sinh để chuẩn bị đi học, nam sinh tá hỏa phát hiện miệng không ngậm được nước, nửa bên mặt méo xệch.

Gia đình lập tức đưa nam sinh đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ ghi nhận nam sinh bị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên, còn gọi là liệt mặt. Đây là tình trạng tổn thương dây thần kinh số VII. Trong y học cổ truyền, tình trạng này gọi là "khẩu nhãn oa tà" (miệng mắt méo lệch) nằm trong phạm vi chứng trúng phong.

nam sinh lop 10 bat ngo bi liet nua mat vi benh khau nhan oa ta
Nam sinh bình phục tốt, cơ mặt gần như trở lại bình thường sau 1 tuần điều trị và tập luyện tích cực. Ảnh: Tiền Phong

Sau đó, nam sinh được điều trị bằng phương pháp châm cứu kết hợp với luyện tập chuyên sâu, xoa bóp, bấm huyệt nhằm phục hồi chức năng của cơ mặt. Qua 1 tuần điều trị và tập luyện tích cực, nam sinh bình phục tốt, cơ mặt gần như trở lại bình thường.

Báo Tiền Phong dẫn lời TS.BS Phan Minh Hoàng – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi Chức năng TP.HCM cho hay, nguyên nhân của bệnh lý này có thể xuất phát từ việc năm ngủ trong phòng máy lạnh để nhiệt độ quá thấp, người bệnh nhiễm virus hoặc chấn thương vùng xương đá khiến dây thần kinh số VII phần ngoại biên bị phù nề, viêm nhiễm.

Với các trường hợp có nguyên nhân khó như viêm tai giữa, chấn thương vùng đầu mặt cổ, khối u chèn ép, virus, bệnh nhân cần được phối hợp liên chuyên khoa trong chẩn đoán và điều trị. Bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh sọ não số VII thường có triệu chứng, mắt bên mặt bị liệt nhắm không kín, miệng méo sang bên lành, ăn uống rơi rớt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi.

Từ ca bệnh nói trên, bác sĩ cảnh báo bên cạnh yếu tố chấn thương hoặc nhiễm virus, thay đổi thời tiết, thói quen tiếp xúc với yếu tố “lạnh” như ngủ phòng máy lạnh, tắm nước lạnh, tắm đêm thường gây nguy cơ liệt dây thần kinh số VII.

Bệnh có thể gặp nhiều hơn trên các bệnh nhân có yếu tố như căng thẳng, stress. Vì thế, mọi người cần chủ động tránh những nguy cơ trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Đinh Kim(T/h)

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-sinh-lop-10-bat-ngo-bi-liet-nua-mat-vi-benh-khau-nhan-oa-ta-a551028.html
Sự kiện: Đời sống 24h
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng tác giả
Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong nấu ăn, giúp truyền nhiệt, tạo lớp vỏ giòn. Việc kiểm soát nhiệt độ và xử lý sau chiên quyết định độ giòn và độ béo của món ăn.

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Để rán cá giòn ngoài, mềm trong cần làm khô cá trước khi chiên và sử dụng lửa vừa. Chiên ngập dầu, lật nhẹ nhàng và giữ nhiệt độ ổn định giúp cá chín đều, giòn ngon.

Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày