+Aa-
    Zalo

    Mưu sinh ven xóm chợ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Giữa thành phố ồn ào hơn 7 triệu người, ngày qua ngày những người lao động nghèo tại Hà Nội vẫn tất bật ngược xuôi với đủ loại công việc để mưu sinh qua ngày

    (ĐSPL) - Giữa thành phố ồn ào hơn 7 triệu người, ngày qua ngày những người lao động nghèo tại Hà Nội vẫn tất bật ngược xuôi với đủ loại công việc để mưu sinh qua ngày, đặc biệt là tại ven các khu chợ lớn.

    Nằm sát ngay trung tâm thành phố Hà Nội, chợ đầu mối Long Biên được xem là nơi có vị trí đắc địa trong giao thương. Hàng ngày bất kể trời mưa hay trời gió rét cứ khoảng 10h đêm là chợ bắt đầu rục rịch, hàng chục chiếc xe tải hạng trung rầm rầm di chuyển trên đoạn đê Trần Nhật Duật chuẩn bị cho một đêm đổ hàng. Tiếng xe tải ầm ầm đưa hàng vào chợ, tiếng rầm rậm của bước chân cửu vạn vội chạy tới dỡ hàng, tiếng mặc cả rì rầm, khắp nơi chất hàng đống rau củ quả các loại, hoạt động náo nhiệt cho tới chạng vạng sáng.

    Chợ thu hút nhiều thương buôn thương lái đến đây làm ăn giao dịch và chính nơi đây cũng là chốn mưu sinh cho những lao động nghèo ở các vùng quê mới lên. Công việc chủ yếu của họ là thu gom phế liệu, vì chợ lớn hàng hóa nhiều, các phế liệu như túi nilon, hộp xốp, bao bì đều là nguồn hàng mà những người lao động thu lượm. Lại nói về nghề nhặt phế liệu này, dễ thì dễ thật đương nhiên chẳng mất vốn liếng hay sợ hàng hóa bị hư hỏng gì, lại thu được ngay tiền mặt, thế nhưng không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để làm, cái quan trọng là phải chịu khó, đi khắp con đường ngõ chợ tìm kiếm nhặt nhạnh, chẳng quản dơ bẩn thì mới nhận được hàng, mong kiếm được đồng tiền chính đáng.

    Men theo ven rìa ngoài khu chợ Long Biên, gặp gỡ những người lao động ở nơi đây mới biết, họ bắt đầu công việc của mình theo nhịp độ của chợ, cũng từ đêm cho đến sáng sớm, có khi họ làm việc cả ngày chỉ kịp ăn vội bát cơm lại đứng dậy đi tìm mọi ngõ ngách trong chợ kiếm từng chiếc túi nilon hay cái vỏ chai mà người ta uống bỏ lại. Gặp trời nắng phế liệu sẽ khô ráo hơn thì mùi nồng nặc mùi hôi lại sực lên mũi, mùa mưa phế liệu ướt thu lượm được ít ấy là chưa kể giá cả thấp, 1kg túi nilon chỉ có giá 2.500 đồng thu nhập chẳng được là bao, nhưng ai nấy đều cố gắng chăm chỉ thu gom phế liệu.

    Chị Trần Thị Nhuận quê ở Phủ Lý (Hà Nam) chia sẻ: “Ở quê chỉ quanh quẩn với đôi ba sào ruộng, con cái thì đang ăn học xong việc nông là lên đây làm phụ nghề nhặt phế liệu túi nilon này luôn, mong kiếm được đồng nào hay đồng ấy để nuôi con cái ăn học” và cũng tùy theo ngày có ngày chị nhặt được nhiều còn được dăm bảy chục, ngày mưa gió thì chỉ đủ tiền rau mắm.

    Chị Trần Thị Nhuận đang thu xếp túi nilon nhặt được chuẩn bị mang đi bán.

    Không chỉ riêng chị Nhuận hai vợ chồng bà Hoa từ Hưng Yên lên đây mưu sinh bằng nghề nhặt phế liệu đã hơn chục năm nay, mặc dù đã có tuổi, sức khỏe suy giảm nhưng hàng ngày vẫn cố gắng đi thu lượm. Bà Hoa tâm sự: “ hai vợ chồng tôi lên đây đã hơn chục năm, làm nghề nhặt phế liệu này bán kiếm đồng rau cháo nuôi nhau qua ngày, làm nghề này phải phải chịu khó dù ban ngày hay ban đêm cũng tranh thủ đi làm thôi không thì chẳng có tiền mà trả tiền nhà đâu” được biết hai ông bà thuê một góc nhỏ ven đường làm nơi ở tạm bợ, mỗi tháng cũng phải trả 600 nghìn tiền thuê trọ.

    Khu nhà thuê ở tạm bợ qua ngày của hai vợ chồng bà Hoa.

    Tuy nhiên, ông bà Hoa vẫn còn là người may mắn vì có cái nơi mà tránh mưa tránh nắng, còn một số người làm nghề này họ chỉ giám ngủ ven các ô chợ khi mà người ta thu dọn hàng, vì không có tiền thuê nhà trọ, tới đêm lại bắt đầu công việc của mình dãi dầu sương gió những mong thu lượm được thật nhiều nilon, bìa cứng hay đơn giản chỉ là những cái chai nhỏ mà người ta bỏ đi.

    Một số người lao động nghèo nằm nghỉ ở trong các lều chợ.

    Mặc dù có nhiều rủi ro luôn rình rập tới cuộc sống của họ như: không có phương tiện bảo hộ lao động nên dễ mắc các bệnh ngoài da, bệnh liên quan tới đường hô hấp do tiếp xúc với nhiều chất bẩn độc hại, tai nạn giao thông… nhưng vì cuộc sống mưu sinh, gánh nặng cơm áo gạo tiền mà hằng ngày họ vẫn chăm chỉ đi làm mong có thể cải thiện được cuộc sống gia đình mình.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muu-sinh-ven-xom-cho-a75078.html
    Mưu sinh kiếm tiền về quê ăn Tết

    Mưu sinh kiếm tiền về quê ăn Tết

    Sắp đến tết, trời lạnh... Những kiếp người vẫn nặng gánh mưu sinh cốt kiếm thêm chút tiền về quê ăn tết. Nỗi lo cơm áo đè nặng lên từng kiếp người...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mưu sinh kiếm tiền về quê ăn Tết

    Mưu sinh kiếm tiền về quê ăn Tết

    Sắp đến tết, trời lạnh... Những kiếp người vẫn nặng gánh mưu sinh cốt kiếm thêm chút tiền về quê ăn tết. Nỗi lo cơm áo đè nặng lên từng kiếp người...