+Aa-
    Zalo

    Những đứa trẻ mưu sinh ở Đồi cát bay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhiều năm nay, hàng trăm đứa trẻ từ các làng chài ven biển Mũi Né (Bình Thuận) đang tìm kế sinh nhai bằng việc cho khách du lịch thuê ván trượt cát.

    (ĐSPL) - Nhiều năm nay, hàng trăm đứa trẻ từ các làng chài ven biển Mũi Né (Bình Thuận) đang tìm kế sinh nhai bằng việc cho khách du lịch thuê ván trượt để trượt cát trên Đồi cát bay Mũi Né (đồi cát bay).
    Những đứa trẻ mưu sinh ở Đồi cát bay
    Vội trú nắng và tranh thủ ngủ trong khi vắng khách du lịch.
    Nhà nghèo, cuộc sống cơ cực, phần lớn những đứa trẻ sống ven làng chài Mũi Né phải tự bươn chải kiếm sống, phụ giúp gia đình. Đứa trẻ nào may mắn được bố mẹ cho đến lớp ê a vài ba con chữ phải chịu khó ngày một buổi đến lớp, buổi còn lại mò lên đồi cát bay cho khách thuê ván trượt. Với những đứa trẻ không đủ cái ăn cái mặc, việc học là một điều gì đó xa xỉ thì lại được bố mẹ cho vài trăm nghìn mua đôi ba tấm ván, ngày ngày tìm đến đồi cát mưu sinh.
    Thu nhập gia đình bấp bênh từ nghề đi biển đánh bắt cá, nhiều bố mẹ của những đứa trẻ chấp nhận từ bỏ công việc, bươn chải với nghề làm thuê làm mướn. Ấy vậy mà từ khi đồi cát bay trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng, các bậc bố mẹ đã bám theo kiếm sống, những đứa trẻ lại có dịp tham gia lên đồi, kiếm vài ba đồng đỡ đần chuyện cơm gạo.
    Những đứa trẻ mưu sinh ở Đồi cát bay
    Bủa vây chào mời khách thuê ván trượt.
    Nhìn lên đồi cát bay, những đứa trẻ “cháy nắng” cầm trên tay vài chiếc ván trượt chạy theo khách du lịch chào mời. Cô ơi! cô có trượt cát không? chú ơi! chú có trượt cát không? 20.000 đồng thôi!. Trời nổi gió, cát quất vào mặt bỏng rát thế nhưng khi kiếm được vài ba chục nghìn từ việc cho thuê ván trượt thành công, những đứa trẻ lại vô tư cười đùa, không ngại những hạt cát kia xộc vào mũi vào miệng.
    Làm nghề cho thuê ván trượt từ khi là những đứa trẻ lên 6, hai chị em Hồ Văn Diệu (10 tuổi) và Hồ Thị Hiền (14 tuổi) ngót ngét đến thời điểm này cũng được 7 năm. Hiền kể: “em có khối bướu trên đầu, những khi ngồi học bài hay bị đau nhức nên phải nghỉ học từ khi lên lớp 6. Giờ nhà em chỉ có ba mẹ con, em Diệu học lớp 4. Hè này cả nhà rủ nhau ra đây cho thuê ván trượt. Dịp lễ tết, nắng to thì ba mẹ con có thể kiếm được 100.000 đến 200.000 đồng nhưng ngày bình thường thế này, khách ít thì may mắn cũng chỉ được mấy chục thôi chị ạ!
    Những đứa trẻ mưu sinh ở Đồi cát bay
    Ngồi chờ những chuyến xe cập Đồi cát bay.
    Cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây không biết sẽ về đâu khi mà cuộc sống mưu sinh không gắn liền với con chữ. Trẻ con chỉ cần biết chào mời khách thuê ván trượt là có thể mưu sinh, rồi cuộc sống của các em sẽ như thế nào sau này, hay là như cái tên của nơi em đang  mưu sinh “Đồi cát bay”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dua-tre-muu-sinh-o-doi-cat-bay-a36065.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan