Trong lợn có một phần có khả năng hạ huyết áp, đường huyết và cả mỡ máu nhưng ít người biết, đó chính là bì lợn.
Bì lợn rất giàu collagen - một loại protein cấu trúc quan trọng có thể duy trì sức khỏe của da, xương, khớp và mạch máu. Các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng collagen có thể thúc đẩy tính đàn hồi của thành mạch máu và hạ huyết áp, giúp duy trì chức năng bình thường của mạch
Cùng với đó, bì lợn cũng chứa một lượng lớn chất keo tự nhiên có độ bám dính tốt, tăng cường khả năng hấp thụ cholesterol và chất béo dư thừa trong cơ thể, ngăn không cho chúng tiến vào tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đồng thời, chất keo trong bì lợn còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy chất keo này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate, làm lượng đường trong máu tăng chậm, giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm việc sử dụng insulin.
Bì lợn tuy có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết và giảm mỡ máu nhưng cũng cần chú ý ăn uống điều độ vì da lợn là thực phẩm chứa nhiều chất béo, ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.Thịt lợn rất giàu chất béo, hầu hết là các axit béo không bão hòa như axit linoleic, axit béo omega-3. Những axit béo này rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch và giúp giảm hàm lượng cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Những bộ phận trong lợn nên hạn chế ăn
Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…
Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Thịt cổ lợn
Hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.
Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Gan lợn
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Phổi lợn
Phổi heo là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và độc tố. Hơn nữa, heo thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi heo và rất khó để đào thải, thanh lọc. Vì vậy, nếu ăn phổi heo không sơ chế đúng cách rất dễ bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.
Mỡ lợn
Mỡ heo là thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ béo phì, người có bệnh tim mạch hay mỡ máu cao và người lớn tuổi. Mỡ heo là các axit béo bão hòa nên rất khó để tiêu hóa và khiến cholesterol trong máu tăng cao. Trong mỗi 1 gram chất béo cung cấp tới 9 kcal, trong khi 1 gram chất đạm hay đường chỉ cung cấp 4 kcal nên đối với người ăn kiêng hoặc thừa cân, béo phì thì mỡ heo chính là kẻ thù của bạn.
Chân giò
Chân giò lợn rất giàu collagen nhưng cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ cứng động mạch.
Vì vậy, để duy trì sức khỏe tim mạch, tốt nhất nên hạn chế việc ăn chân giò lợn.
Cật lợn
Cật lợn chứa nhiều cholesterol và purine, nếu nạp một lượng quá nhiều có thể dẫn đến có thể gây ra bệnh gút. Gút là một loại viêm khớp gây đau và sưng khớp, vì vậy đối với những người có mức cholesterol cao hoặc nhạy cảm với purine, nên hạn chế ăn cật.
Lòng già, lòng non
Lòng heo chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.
Ăn ruột lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn yêu thích này có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của bạn.
Khi chúng ta ăn thứ này, chúng ta có thể quên một điều, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa.
Ruột lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Thế nhưng, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa.
Hơn nữa, lòng heo nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
Trong số các thực phẩm có bổ sung sắt, tiết lợn đứng đầu danh sách lựa chọn. Miễn là lợn khỏe mạnh, các sản phẩm làm từ tiết của nó là có thể sử dụng được.
Nhưng nếu bạn không cẩn thận mua tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì đó là một vấn đề khác.
Tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh.
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Như Quỳnh (T/h)