+Aa-
    Zalo

    Mẹ Việt kể chuyện những đứa trẻ “sướng như tiên” ở Canada

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Ở Việt Nam, mình đánh đít trẻ như chảo chớp. Sang đây, đừng hòng, nó mà dở mồm lỡ nói với cô giáo 1 câu là có cảnh sát hay Hiệp hôi tổ chức bảo vệ trẻ em đến hỏi thăm".

    “Ở Việt Nam, mình đánh đít trẻ như chảo chớp. Sang đây, đừng hòng, nó mà dở mồm lỡ nói với cô giáo 1 câu là sớm thì muộn có cảnh sát hay Hiệp hôi tổ chức bảo vệ trẻ em đến gõ cửa ngay”, một bà mẹ Việt chia sẻ.

    Khá hứng thú với việc dạy dỗ trẻ ở các trường học tại Canada, chị Chu Thảo đang sống tại Toronto bày tỏ: “Mình có 1 bạn ở Việt Nam kể chuyện, khi chép bài, con bạn đó đã móc thêm 1 cái móc vào chữ và cô giáo bảo sai. Thế là phải ở lại lớp một mình lủi thủi chép bài cả tiếng.

    Một mẹ khác kể,  con không đi học thêm mà cô lấy cớ đánh con vào gan bàn chân cho hả giận. Có bạn bị cô giáo đánh thước vào tay suốt ngày vì không chịu viết tay phải”.

    Hai con chị Thảo tại Canada

    Chị Thảo nói, thật là kinh khủng, chắc những chuyện như thế các bạn biết nhiều hơn mình. Mình sẽ không dám nói thêm nữa. Nhưng mình sẽ kể đôi điều về những đứa trẻ ở Canada để các mẹ thấy nó khác ta ra sao nhé”.

    Theo bà mẹ Việt này, các bạn nhỏ bên Canada đi học viết tay trái đầy rẫy. Cô giáo chả bảo là phải dùng tay nào cả. Kệ. Có lẽ vì thế mà 10 người bạn của mình thì hết 5 người viết tay trái.

    Các bạn muốn viết thế nào thì viết, cách kéo nét ngang trước hay dọc trước hay từ trên xuống dưới trước cứ mặc kệ. Miễn sao viết thành chữ và ai cũng đoán được chữ ấy là chữ gì là được. Đúng, dân Tây hầu hết chữ ai cũng rất xấu, vì người ta để tâm vào học những thứ để phát triển trí não, hay học năng khiếu, tư duy sống và các thứ khác chứ chả ai cần chữ xấu với đẹp làm cái gì.

    Nhiều lần thấy bài vở của gái lớn nhà mình đang viết 1 dòng mà có 1 chữ viết lộn ngược, tức là phải quay sách ngược là mới đọc được chữ ấy là chuyện thường.

    Như vậy, nếu bị khuyết 1 chữ nào đó, thì miễn là bạn với lấy quyển sách mà viết nốt chữ ấy vào là được, còn lộn ngược hay nào kệ. Cô giáo cũng chả để ý. Đôi khi còn xem đó như 1 sáng tạo.

    Gái lớn nhà mình đang học lớp 1 mà hầu hết còn chưa biết viết hết, chỉ biết những chữ thông thường.

    Con nói là cô giáo ở lớp bảo là chưa cần viết đúng vội làm gì, miễn sao khi nói 1 từ nào đó thì cứ viết theo cách hiểu của từ đó đi đã, đúng sai không thành vấn đề. Miễn sao con nghe để hiểu từ đó là chính, viết thì còn cả 1 cuộc đời để học viết đúng, chả tội gì dồn ép nhau hết mọi thứ vào những năm đầu đời cắp sách tới trường...

    Mẫu giáo dưới 6 tuổi như Emily gái út nhà tôi đi lớp chưa bao giờ phải học cái gì, chỉ có môn chơi liên quan chút về abc... Nhớ Katie, con lớn nhà mình 2 năm đi mẫu giáo từ 4-6 tuổi mà mỗi lần đi học về mẹ hỏi hôm nay học gi là nàng cáu um lên :"I told you i dont study anything at all, just play at school". (Con đã nói với mẹ rồi mà, con chả học gì hết, con chỉ chơi ở trường thôi).

    Tới Emily giờ cũng trả lời thế. Nhưng chả hiểu sao hết mẫu giáo các bạn cũng biết hết mặt chữ và tự viết đơn giản được tên mình, tên chị, tên bố mẹ.. Nhưng hỏi học vào lúc nào thì ko biết, vẫn trả lời chỉ chơi.

    Với trẻ học lớp 1; 2, tôi chả thấy có bài tập gì về nhà bao giờ. Trẻ lớp 3, 4 trở lên nếu có bài tập thì hầu hết làm ở trường. Tối về nhà nếu có gì thì đơn giản xem qua thôi còn về nhà chỉ nghỉ ngơi...

    Trẻ bên này, dù di học hay ở nhà thì học cái gì là chỉ khuyến khích chứ không ai bắt buộc chúng phải học cái gì, hay làm cái gì. Mình thì không dạy trẻ cái gì cả, chả dạy đọc cũng chả dạy viết. Tất cả kệ. Nhưng trẻ nhà mình đứa nào cũng thích múa hát, nhẩy nhót, vẽ, karate... Thích cái gì mình sẽ tự cho con thoải mái với những thứ đó, miễn sao con thích là con cứ nhao đi, những thứ khác chỉ là xếp sau không quan trọng...

    Trẻ ở Canada được học về quyền lợi của bản thân mình rất nhiều nên chúng hiểu về bình đẳng và sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người con người là rất quan trọng. Chúng phải học cách là con người văn minh để xử sự văn minh và phải biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến cộng đồng...

    Ở Việt Nam, mình đánh đít trẻ như chảo chớp. Sang đây đừng hòng, nó mà dở mồm nó lỡ nói với cô giáo câu là sớm thì muộn có cảnh sát hay là hiệp hôi tổ chức bảo vệ trẻ em đến gõ cửa ngay ... Mình trước từng dùng cái đảo thức ăn doạ đánh đít trẻ và thỉnh thoảng có phệt cái thế mà có người đến tận nhà hỏi thăm.

    Trẻ bên này tự lập rất sớm, từ bé đã khoong có thể có chuyện bố mẹ nâng đỡ làm những việc cá nhân cho, từ ăn ngủ nghỉ, nên bố mẹ đẻ con ra rất nhàn...

    Nhà mình 2 đứa từ lọt lòng 5 ngày đã đi du lịch, tầm 2,3 tuổi nhớ có năm đi 11 nước du lịch, không bao giờ có chuyện bố mẹ bê hay kéo va li đồ cho. Ngay cả việc lựa chọn quần áo đồ cá nhân thì tự mình sắp xếp, bố mẹ không giúp đâu, chỉ nhắc con xem quên gì không thôi...

    Bố mẹ luôn tôn trọng con cái như những người bạn. Sẽ không có chuyện bố mẹ sỉ nhục hay là chửi mắng con cái. Cha mẹ chính là gương để trẻ ảnh hưởng và phát triển. Nên cha mẹ luôn nói lời cảm ơn và xin lỗi với thì con sẽ tiếp thu những điều ấy hàng ngày... Bố mẹ mà đánh mắng con, hàng xóm mà nghe được họ gọi cảnh sát hoặc là con nó báo cho nhà trường thì bố mẹ ngồi tù, và bị tước quyền nuôi con…

    Nguyên tắc luôn luôn phải tôn trọng người khác, có vậy mình mới được tôn trọng là điều trẻ được dạy. Trẻ tuyệt đối không được đánh nhau. Đánh nhau là 1 việc tối kị nhất.  Trẻ em luôn luôn khuyến khích trẻ chia sẻ và thể hiẹn cảm xúc của mình.

    Trẻ ở đất nước Canada được bày tỏ ý kiến, được tôn trọng, bình đẳng. Ngoài ra, các em được hưởng một môi trường thiên nhiên và được dạy dỗ yêu thiên nhiên.

    Trẻ con được hòa mình vào thiên nhiên, yêu quý và có ý thức bảo vệ động vật.

    Chị Thảo nói: Ở đây con người và động vật hoang dã như là bạn của nhau, không bao giờ động vào hay trêu trọc nhau, mà là nâng niu bảo vệ gìn giữ thiên nhiên. Cho nên thú hoang nhìn thấy người không bao giờ biết sợ. Trẻ ở đây được giáo dục yêu quý động vật ngay từ nhỏ nên các bạn vô cùng ý thức nâng niu và tôn trọng loài vật như bạn thân yêu...

    Mấy hôm vừa qua, các con chị Thảo cùng các bạn rất vui khi đến trường vì giữa sân trường, có con thỏ chui vào dưới 1 mô hình thú đồ chơi ở giữa sân trường để đẻ con. Các bạn ai ai cũng háo hức khi phát hiện ra.

    Các bạn đã cùng các cô giáo để 1 số dụng cụ che xung quanh và tất nhiên không quên mua cái ngôi nhà nhỏ xíu để thỏ mẹ và mấy chú thỏ con chui vào đấy ngủ.

    Ở đất nước này, bạn đang đi ngoài đường, giữa thành phố thì bạn thấy từng đàn vịt trời, ngỗng trời, nhím, thỏ, sóc chuột cứ nghễu nghện bước 2 bên đường là chuỵện thường.

    Ở nhà cũ của mình, ở giữa thành phố có vườn rộng mênh mông cây cối nhiều nên việc thỏ, chuột sóc, nhím, chim, ngỗng, vịt trời sinh sống thường xuyên trong vườn. Sáng nào các bạn ấy cũng đuổi nhau chí choé ngoài vườn vui như vườn thú. Kể cả gấu mèo vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong vườn. Có nhà ở ven thành phố còn có từng bầy hươu nai suốt ngày vào nhà uống sữa.

    Chu Thảo

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/me-viet-ke-chuyen-nhung-dua-tre-suong-nhu-tien-o-canada-a188444.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan