+Aa-
    Zalo

    Lợi ích của Mỹ ở châu Phi đang bị đe dọa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump đang triển khai đã tạo điều kiện cho các quốc gia như Trung Quốc, Nga... gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi...

    Khác với nước Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, chính sách “nước Mỹ trên hết”,  mà Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đang triển khai đã tạo điều kiện cho các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Ấn Đọ, Pháp, Nhật Bản… gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi, đe dọa những lợi ích cả về chính trị, kinh tế và ảnh hưởng của Washington ở khu vực giàu tiềm năng này.

    Phân tích trên tờ Thehill cho thấy, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã thừa nhận, “Mỹ đang đối mặt với một thế giới nguy hiểm, khó lường” và chiến lược khu vực của ông đối với châu Phi dường như là không đủ mạnh để thúc đẩy lợi ích của Mỹ ở lục địa này.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: AP.

    Trong một cuộc đối thoại Đại Tây Dương gần đây được tổ chức ở Maroc, hầu hết lãnh đạo cấp cao của các nước tham dự đều cho rằng, địa chính trị và kinh tế từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pháp và Anh đang có cơ hội đe dọa lợi ích quốc gia và quyền lực của Mỹ ở châu lục này.

    Theo nội dung chiến lược an ninh quốc gia mà Tổng thống Donald Trump đưa ra, ông chủ Nhà Trắng cam kết bảo vệ nước Mỹ, thúc đẩy sự thịnh vượng quốc gia, duy trì hòa bình thông qua gia tăng ảnh hưởng của nước này trên toàn cầu. Tuy nhiên, những ưu tiên trong chiến lược an ninh mới của Mỹ trên thực tế là chưa đủ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên mạnh mẽ như hiện nay, nhất là ở châu Phi.

    Với những tiềm năng chưa được khai phá nhiều, châu Phi vẫn là khu vực hấp dẫn mà các cường quốc trên thế giới luôn “dòm ngó” và tìm cách “xâu xé”. Bởi vậy, một khi Mỹ không thật sự mặn mà với châu Phi thì lợi ích của Mỹ ở khu vực này bị đe dọa bởi các cường quốc khác, tham vọng hơn cũng không khiến dư luận quá ngạc nhiên.

    Mối đe dọa về lợi ích kinh tế có lẽ là điều dễ thấy nhất đối với Mỹ khi mà Trung Quốc, Liên minh châu Âu và các nước mới nổi khác như Ấn Độ đang nhanh chóng mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại ở châu Phi. Theo dự báo, châu lục này có thể đạt 5,6 nghìn tỷ USD từ cơ hội thị trường và dân số với hơn 1,52 tỷ người tiêu dùng vào năm 2025.

    Dù châu Phi có tiềm năng rất lớn, nhưng nước Mỹ dường như đã có dấu hiệu “hụt hơi” trong cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế với các nước khác ở đây. Điều này thể hiện rõ ở điểm, sau một vài năm đẩy mạnh quan hệ kinh tế với châu Phi, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang châu lục này đã giảm từ khoảng 38,09 tỷ USD trong năm 2014 xuống còn 22,28 tỷ USD vào năm 2016. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi đã tăng đáng kể, từ 13,22 tỷ USD năm 2005 lên 103,19 tỷ USD vào năm 2015.

    Lợi ích an ninh luôn là vấn đề được Mỹ chú trọng trong quan hệ đối ngoại với các nước, đặc biệt sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống, vấn đề này lại càng được đề cao hơn. Tuy nhiên, lợi ích an ninh của Mỹ ở châu Phi hiện đang bị đe dọa hơn bao giờ hết khi mà các nước như Pháp, Trung Quốc… tăng cường hiện diện về quân sự của mình ở châu lục này trong thời gian qua.

    Đầu năm 2017, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với Cộng hòa Djibouti để tiếp nhận và xây dựng căn cứ nước ngoài đầu tiên của nước này. Djibouti cũng là nơi có sự hiện diện quân sự lớn nhất của Pháp ở nước ngoài. Ngoài ra, các nhóm khủng bố có căn cứ hoạt động ở các nước châu Phi đang kêu gọi sản xuất vũ khí hóa học và sinh học để tấn công Mỹ.

    Với các giá trị chia sẻ và lợi ích chung, các quốc gia châu Phi có thể sẽ mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho Mỹ để đạt được các mục tiêu quốc tế khi đối mặt với những thách thức toàn cầu hoặc đối phó với các nước như Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran hay Syria.

    Theo phân tích của Landry Signé, chuyên gia nghiên cứu châu Phi thuộc Đại học Stanford trên tờ Thehill, để cho những đe dọa về lợi ích kinh tế, an ninh và ảnh hưởng của Mỹ ở châu Phi từ các nước như Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ… không còn hiện hữu, thì Washington cần có chính sách can dự mạnh mẽ hơn vào châu lục này. Washington cũng cần đặt biệt chú trọng duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với châu Phi nhằm chia sẻ an ninh và thịnh vượng.

    KÔNG ANH

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-ich-cua-my-o-chau-phi-dang-bi-de-doa-a215474.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan