+Aa-
    Zalo

    Lo ngại sức mạnh hạt nhân của Mỹ, Nga hiện đại hóa quân sự

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ông Trump có thể đã hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho quan hệ Mỹ - Nga, song hai cường quốc quân sự thế giới lại một lần nữa rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang.

    Tổng thống Donald Trump có thể đã hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho quan hệ Mỹ - Nga, song hai cường quốc quân sự thế giới lại một lần nữa rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ưu tiên tiến hành cuộc cách mạng hiện đại hóa quân sự ở Nga. Sự trỗi dậy của Nga trong các vấn đề quốc tế dường như là "cái gai" trong mắt các nước phương Tây. Bên cạnh đó, những chiến thắng gần đây của ông Putin tại Syria cho thấy sức mạnh và tiềm lực quân sự của Nga có thể vượt trội hơn cường quốc Mỹ và các đồng minh của Washington.

    Các chuyên gia quân sự đi qua một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga tại khu trưng bày ở công viên Kubinka Patriot - Ảnh: Newsweek

    Vào tháng trước, trong khi trao đổi với các binh lính Nga trở về từ cuộc chiến Syria, ông Putin nói rằng: “Như các bạn đã biết và chứng kiến, lực lượng vũ trang của chúng ta đã thay đổi mạnh mẽ trong hai năm qua, bởi vì người dân Nga nhận thấy “hiện đại hóa” lực lượng quân sự là việc làm cần thiết và rất quan trọng đối với nước Nga”.

    “Cả thế giới cũng đã biết sức mạnh quân sự của Nga, song điều quan trọng nhất là người dân của chúng ta đã nhận ra điều đó. Mọi người cần phải cảm thấy được bảo vệ, an toàn”, Tổng thống Nga cho biết.

    Giống như Mỹ, Nga đã sở hữu bộ ba hạt nhân chiến lược đặt trên đất liền, trên không và trên biển. Tống thống Putin cũng đã chỉ đạo bắt đầu hiện đại hóa cả ba lược lượng này. Cụ thể, Nga thực hiện chương trình nâng cấp tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava phóng từ tàu ngầm và các biến thể trên không của tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr được bắn từ máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-160M2, mới được phóng lên gần đây. Tupolev Tu-160M2 một phiên bản mới và nâng cấp của máy bay ném bom cuối cùng được chế tạo dưới thời Liên Xô.

    Ngày 26/12, Nga đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-12M Topol (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa triển khai ở châu Âu. Vũ khí này, cùng với R2-28 Sarmat hay “Satan 2”, đã dấy lên các quan ngại đối với thành viên của liên minh quân sự NATO. Mỹ đã “mạnh tay” đầu tư vào việc tăng cường cho mặt trận này với việc triển khai hàng loạt các thiết bị quân sự và binh sĩ đến đây.

    Theo The National Interest, Nga cũng có thể sỡ hữu kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, song nước này đang đầu tư để phát triển một kho vũ khí phi hạt nhân đủ mạnh nhằm đảm bảo năng lực tấn công trên thực tế. Cụ thể, chú trọng đến nâng cấp máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M3M mới được tân trang gần đây và một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu dự kiến ​​sẽ thay thế Sukhoi Su-57.

    Cùng với đó, Nga đã tuyên bố sỡ hữu lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới và tìm cách tăng cường hỏa lực bọc thép của mình với những cải tiến mới như xe tăng T-14 Armata và BMPT Terminator. Ngoài ra, theo tuyên bố của Đô đốc Kuznetsov, Hải quân Nga cũng đã đặt ra một số kế hoạch thay đổi, bên cạnh việc sỡ hữu tàu sân bay.

    Theo hãng thông tấn Tass, vào hôm Thứ 2 (1/1), Tư lệnh Hải quân Nga Đô đốc Vladimir Korolyov cho biết: “Hải quân Nga sẽ đặc biệt tập trung vào việc hình thành các đơn vi răn đe phi hạt nhân, trong đó có các tàu được trang bị vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, cũng như nâng cấp hệ thống căn cứ hải quân và đảm bảo nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược cân bằng”.

    Trong khi hầu hết các nhà phân tích đánh giá sức mạnh quân sự Mỹ vượt xa so với các đối thủ như Nga và Trung Quốc, thì những nỗ lực gần đây cũng như sự phát triển của cả Nga và Trung Quốc trong đối ngoại, thương mại và quốc phòng đã có tác động, ảnh hưởng lớn đối với cấu trúc an ninh toàn cầu.

    Trước sự hiện diện quân sự ngày càng mạnh mẽ của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Triều Tiên liên tục thử nghiệm tên lửa và vũ khí hạt nhân, Nga và Trung Quốc cũng đã chú trọng xích lại gần hơn trong quan hệ song phương. Cả Moscow và Bắc Kinh đã kêu gọi ông Trump thay vì lớn tiếng “đe dọa” ông Kim Jong-un, Washington hãy chủ trương mở đối thoại với Bình Nhưỡng. Đồng thời, Nga và Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận chung mà theo một số chuyên gia đánh giá mục đích nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công của Mỹ trong khu vực.

    Tại châu Âu, các báo cáo gần đây cho thấy mặc dù NATO đã tăng ngân sách cho chi tiêu quốc phòng, song các căn cứ quân sự của NATO vẫn có thể nhanh chóng bị áp đảo một khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện, thậm chí là liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu này khó có thể gây dựng lại trừ khi nhận được hỗ trợ từ Trung Quốc.

    KÔNG ANH(Theo Newsweek)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lo-ngai-suc-manh-hat-nhan-cua-my-nga-hien-dai-hoa-quan-su-a215379.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan