Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiết lộ các nhà lãnh đạo Israel, Ả rập Saudi và Ai Cập đã từng gây sức ép buộc Mỹ ném bom Iran trước đàm phán thỏa thuận hạt nhân 2015.
Ông John Kerry, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ kể lại rằng ông đã từng gặp Thủ tướng Ả rập Saudi Abdullah, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với tư cách là nhà lập pháp. Cả 3 nhà lãnh đạo đã vận động Mỹ có hành động quân sự chống lại Iran. "Mỗi người trong số họ nói với tôi: Mỹ phải đánh bom Iran, đó là điều duy nhất khiến họ hiểu ra", ông Kerry nói.
"Tôi nhớ đến cuộc nói chuyện với Tổng thống Mubarak”, ông Kerry kể. “Tôi nhìn ông ấy và nói rằng thật dễ dàng khi nói như vậy (đến việc dội bom). Nếu chúng tôi ném bom thì tôi cược rằng ông sẽ là người đầu tiên chỉ trích hành động đó vào ngày hôm sau. Và ông ấy nói ‘dĩ nhiên, ha ha ha ha ha ha!’. Đó chỉ là một cái bẫy theo nhiều nghĩa nhưng quan trọng hơn, Thủ tướng Netanyahu thực sự đã kích động Mỹ hành động".
Các nhà lãnh đạo Israel, Ả rập Saudi và Ai Cập từng vận động Mỹ ném bom Iran. Ảnh: RT |
Ông John Kerry đã xuất hiện tại một diễn đàn giảm phát triển vũ khí hạt nhân tại Washington. Ông đã sử dụng dịp này để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân 2015 mà các cường quốc ký với Iran. Thỏa thuận này, trong đó Nga cũng là một nhà đàm phán chính, đã đưa ra những hạn chế đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Iran để đổi lấy việc Mỹ và EU giảm trừng phạt kinh tế đối với Tehran.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã chỉ trích Tổng thống Donald Trump vì cố làm suy yếu thỏa thuận này. Trong chiến dịch tranh cử, ứng viên Đảng Cộng hòa đã liên tục gọi thỏa thuận là "một thỏa thuận tồi tệ" và đe dọa sẽ rút khỏi khi cử. "Đó là một sự hấp dẫn chính trị quá đơn giản đối với cộng đồng người Do Thái ở Mỹ. Nhiều người bày tỏ sự ủng hộ bởi vì hầu hết họ không đọc được bản thỏa thuận", ông Kerry nói.
Ông Kerry chỉ trích Tổng thống Trump vì làm suy yếu thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Cetus News |
Tổng thống Trump hồi tháng trước đã từ chối xác nhận thỏa thuận này vì cho rằng Mỹ không đạt được lợi ích nào từ nó. Số phận của bản thỏa thuận hiện sẽ do Quốc hội Mỹ quyết định. Động thái này đã nhận lại làn sóng chỉ trích từ các quốc gia khác tham gia thỏa thuận.
Ông Kerry khẳng định việc “trình một thỏa thuận lên Quốc hội để sửa đổi” không hề mang lại một hiệu quả tích cực nào, cũng như bất kì đề xuất nào được thêm vào thỏa thuận cũng sẽ bị chính quyền Iran cho là nhằm mục đích “tiêu diệt thỏa thuận”.
Cuối cùng, ông Kerry nói rằng ông không biết liệu trong 10 hay 15 năm nữa, Iran có nối lại chương trình vũ khí hạt nhân hay không nhưng ông tin thỏa thuận 2015 là điều tốt nhất Mỹ có thể đạt được.
Ả Rập Saudi đã nhiều lần công kích Iran vì cáo buộc chương trình tên lửa, hạt nhân của Tehran gây nguy hiểm cho toàn khu vực Trung Đông. Tehra phản ứng lại bằng cách nói rằng Riyadh đang gây căng thẳng cho cả khu vực.
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo RT)