+Aa-
    Zalo

    Hú hồn Tết té nước Songkran ở Thái Lan

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày Chủ Nhật (13/4), người dân Thái Lan ăn mừng ngày đầu tiên của Tết té nước Songkran để đón chào năm mới theo lịch Phật giáo.

    (ĐSPL) - Ngày Chủ Nhật (13/4), người dân Thái Lan ăn mừng ngày đầu tiên của Tết té nước Songkran để đón chào năm mới theo lịch Phật giáo.
    Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran, được tổ chức từ ngày 13-15/4.
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran

    Ngày lễ chính thức được mở đầu bằng lễ tắm Phật trên chùa

    Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước… Những người càng ướt sũng thì càng may mắn.
    Theo đài Tiếng nói nước Nga, Tết té nước của Thái Lan mang tính chất cộng đồng nhiều hơn so với Tết cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc, vốn thường hướng về gia đình.
    Nguồn gốc Tết té nước Songkran
    Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo vì vậy nước này ăn tết theo Phật lịch. Theo Phật lịch, năm mới bắt đầu bằng ngày Phật Đản 15/4 và ngày lễ chính thức được mở đầu bằng lễ tắm Phật trên chùa. Sau lễ tắm Phật, mọi người bắt đầu chào mừng năm mới bằng hội té nước. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái Lan đã quy định ngày Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4 (Dương lịch) mỗi năm.
    Để chuẩn bị cho Tết Songkran, người dân dành 2 ngày. Bắt đầu là Wan Sungkharn Long - ngày này được dành để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ. Tiếp đó là Wan Nao - ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới.
    Ngày Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước.
    Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee - ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên và rắc nước thiêng.
    Các du khách được khuyên nên tới Chiang Mai - thủ đô của Songkran, nơi tuyệt vời nhất trên thế giới để chứng kiến tết té nước. Chiang Mai được cho là nơi tổ chức một tết té nước đầy màu sắc truyền thống vì ở đây, người Thái còn giữ được nhiều phong tục cổ xưa.
    Người Chiang Mai sửa soạn Tết Songkran từ trước một tháng. Họ lo trang hoàng lại nhà cửa và chùa chiền, sao cho nhà cửa thật lộng lẫy, chùa chiền thật đẹp và uy nghiêm. Với người Chiang Mai thì ngày Tết Songkran càng ướt càng vui, càng hạnh phúc. Do đó ai cũng chuẩn bị kỹ các phương tiện té nước vào người nhau. Cũng trong tết té nước, người dân ở Chiang Mai cũng làm lễ buộc chỉ cổ tay như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.
    Sau đây là một số hình ảnh Lễ hội té nước Songkran:
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran

     
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran

    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran

     
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran
     
    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran

    Thái Lan đón mừng Tết té nước Songkran

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hu-hon-tet-te-nuoc-songkran-o-thai-lan-a29152.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phong tục đón Năm Mới trên thế giới

    Phong tục đón Năm Mới trên thế giới

    Đón Năm Mới là dịp lễ hội quan trọng và thiêng liêng, quy tụ những tục lệ độc đáo thể hiện những giá trị cuộc sống của mỗi dân tộc trên thế giới.rn

    10 phong tục quái đản nhất thế giới

    10 phong tục quái đản nhất thế giới

    (ĐSPL) – Cắt cụt ngón tay hay ném trẻ con để cầu may,... là những phong tục quái đản trên thế giới mà chỉ mới nghe đến thôi, chúng ta cũng cảm thấy rùng mình.

    Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn thực

    Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn thực

    (ĐSPL) - Từ xa xưa, cứ đến dịp Tết Hàn thực người Việt lại nô nức chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay cúng ông bà tổ tiên. Tuy thế, không phải ai cũng biết ý nghĩa cũn