+Aa-
    Zalo

    Hiểu về ý nghĩa nguồn gốc ngày Rằm tháng 7

    (ĐS&PL) - Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hay còn được biết đến là ngày Lễ Vu Lan, đây là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.

    Rằm tháng 7 là ngày gì?

    Rằm tháng 7, tức ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Thời cổ đại, Rằm tháng 7 là ngày lễ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, bắt nguồn từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Theo quan niệm của Đạo giáo, tiết Trung Nguyên diễn ra từ mồng 1 đến ngày 30 tháng 7 Âm lịch, tương ứng với thời gian "cửa quỷ môn" mở và đóng, cho phép các linh hồn trở về dương thế.

    Tại Việt Nam, mọi người thường cúng Rằm tháng 7 ở chùa trước rồi mới đến cúng tại gia. Lễ cúng này thường được tổ chức vào ban ngày, tránh tổ chức vào chiều tối hoặc ban đêm, khi mặt trời lặn. Ảnh minh họa

    Tại Việt Nam, mọi người thường cúng Rằm tháng 7 ở chùa trước rồi mới đến cúng tại gia. Lễ cúng này thường được tổ chức vào ban ngày, tránh tổ chức vào chiều tối hoặc ban đêm, khi mặt trời lặn. Ảnh minh họa

    Theo quan niệm dân gian, đầu tháng 7 Âm lịch, cửa địa ngục mở ra, cho phép các cô hồn - những linh hồn vất vưởng, chết oan, chết bất đắc kỳ tử hoặc không người thờ cúng - trở về dương thế. Họ lên trần gian để nhận đồ cúng và tìm người thế mạng.

    Để tránh bị các cô hồn quấy phá hoặc làm hại, người trần gian thường tổ chức lễ cúng vào ngày Rằm tháng 7. Trong lễ cúng, họ bày biện các vật phẩm, đồ ăn thức uống, vàng mã và hình nộm để dâng lên các cô hồn, vừa để thể hiện lòng thành, vừa cầu mong sự bình an cho bản thân và gia đình.

    Tại Việt Nam, mọi người thường cúng Rằm tháng 7 ở chùa trước rồi mới đến cúng tại gia. Lễ cúng này thường được tổ chức vào ban ngày, tránh tổ chức vào chiều tối hoặc ban đêm, khi mặt trời lặn.

    Ngày Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân” hoặc “cúng cô hồn”, “cúng thí thực” (tặng thức ăn). Vì vậy, dân gian hay gọi nôm na tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”.

    Theo dân gian đây là tháng không may mắn và có những điều cần kiêng kỵ để tránh gặp xui xẻo. Tuy nhiên, đây cũng là tháng mà các nhà kinh doanh bắt đầu mua hàng để tích trữ bán trong dịp tết Nguyên đán.

    Rằm tháng 7 còn là ngày báo hiếu cha mẹ mà trong Phật giáo gọi là ngày Vu Lan. Đây là ngày lễ để con cái hướng về cha mẹ, báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, tìm về cội nguồn yêu thương.

    Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

    Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên - một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

    Kinh "Vu Lan Bồn" có ghi lại: Ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sân si và bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.

    Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

    Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch.

    Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu - Lan - Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

    Ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu

    Lễ  Vu lan được coi là một trong những ngày lễ quan trọng và trang trọng nhất của đạo Phật. Trong ngày này, người ta thường đến chùa để cầu nguyện cho những người đã khuất, đốt nhang, đặt hoa và thực hiện các nghi thức tôn kính, báo ân và báo hiếu đối với cha mẹ, tổ tiên.

    Trong đêm Rằm tháng 7 âm lịch, người dân thường tổ chức lễ hội Vu lan với nhiều hoạt động thú vị như diễu hành, múa lân, múa hát, văn nghệ và phong tục cúng cơm, tặng quà cho các linh hồn. Ảnh minh họa

    Trong đêm Rằm tháng 7 âm lịch, người dân thường tổ chức lễ hội Vu lan với nhiều hoạt động thú vị như diễu hành, múa lân, múa hát, văn nghệ và phong tục cúng cơm, tặng quà cho các linh hồn. Ảnh minh họa

    Lễ Vu lan cũng có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, đặc biệt là ở các vùng miền nông thôn. Trong đêm Rằm tháng 7 âm lịch, người dân thường tổ chức lễ hội Vu lan với nhiều hoạt động thú vị như diễu hành, múa lân, múa hát, văn nghệ và phong tục cúng cơm, tặng quà cho các linh hồn.

    Đặc biệt, vào ngày này, những người có cha mẹ còn sống đều nên tìm cách trở về thăm cha mẹ và tỏ lòng biết ơn, báo hiếu và chia sẻ tình cảm gia đình. Đây cũng là cơ hội để mọi người nhớ lại tình yêu thương của cha mẹ, đối xử tốt với họ và thể hiện tình cảm và sự tri ân đến những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình.

    Trên tinh thần của lễ Vu lan, cả xã hội cũng có trách nhiệm đối với việc bảo vệ và chăm sóc người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ quan trọng trong đạo Phật mà còn là ngày lễ văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị gia đình, tình cảm con cháu và tinh thần đồng cảm, chia sẻ trong xã hội.

    * Thông tin mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/hieu-ve-y-nghia-nguon-goc-ngay-ram-thang-7-a453516.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cúng Rằm tháng 7 nên cúng trong nhà hay ngoài trời?

    Cúng Rằm tháng 7 nên cúng trong nhà hay ngoài trời?

    Với nhiều người, việc cúng Rằm tháng 7 là rất quan trọng, bởi đây không chỉ là tháng có lễ Vu lan báo hiếu, mà còn là dịp để Xá tội vong nhân. Thế nhưng, việc thực hiện nghi thức cúng rằm mỗi nơi thực hiện một khác, nên nhiều người không biết làm sao cho chuẩn nhất.

    Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không? Chuẩn bị tiền vàng cúng rằm thế nào?

    Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không? Chuẩn bị tiền vàng cúng rằm thế nào?

    Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của những nước Đông Á. Ngoài ra rằm tháng 7 cũng là ngày Vu lan báo hiếu. Vì vậy mà vào ngày này người Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng, trong đó có vàng mã để cúng Phật, chư vị thần linh, báo hiếu gia tiên cũng như phát lộc cho các vong hồn được xá tội.