+Aa-
    Zalo

    Hành động đẹp ngày Tết ông Công ông Táo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Với chiến dịch tuyên truyền "thả cá đừng thả túi nilon", nhiều người dân sau khi thả phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời không còn vứt túi nilon xuống hồ.

    (ĐSPL) - Với chiến dịch tuyên truyền "thả cá đừng thả túi nilon", nhiều người dân sau khi thả phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời không còn vứt túi nilon xuống hồ.

    Người Hà Nội "đội mưa" đi thả phóng sinh cá chép.

    Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời.

    Tin tức trên báo Hà Nội mới cho hay, năm nay, từ ngày 9/2 (21 tháng Chạp), thị trường cá chép bắt đầu nhộn nhịp với giá từ 5 đến 20.000 đồng/con (tùy kích cỡ), nhưng sôi động nhất vẫn phải đúng ngày 23 tháng Chạp.

    Video: Đại sứ Mỹ thả cá chép tiễn ông Táo về trời

    Theo ghi nhận của PV báo Đời sống và Pháp luật, đúng 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, giờ đẹp để phóng sinh cá chép tiễn ông Táo về trời, rất đông người dân sau khi cúng lễ đã “đội trời mưa” ra các hồ lớn trên địa bàn Hà Nội để thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời, báo cáo một năm cũ đã qua và gửi gắm mong ước một năm mới an lành, hạnh phúc.

    Cũng như mọi năm, năm nay cá chép vàng loại nhỏ được người dân chọn mua nhiều nhất.

    Nhằm hạn chế tình trạng người dân thả túi bóng xuồng ao hồ sau khi thả cá, ngay từ sáng sớm ngày hôm nay, nhiều nhóm tình nguyện viên, sinh viên, Phật tử đã tập trung tại các điểm thả cá lớn như cầu Chương Dương, cầu Long Biên, Hồ Tây… cùng với tấm bảng ghi “Thả cá đừng thả túi nilon” để nhắc nhở người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vứt túi nilon đúng nơi quy định khi thả cá.

    Đội sinh viên tình nguyện nhắc nhỏ người dân "Thả cá đừng thả túi nilon" (Ảnh ANTT).

    Nhiều người đã ý thức vứt túi nilon đựng cá chép vào đúng nơi quy định (Ảnh VOV).

    Theo ghi nhận của PV báo VOV, dưới sự nhắc nhở của các tình nguyện viên, tình trạng vứt túi nilon sau khi thả cá đã giảm đáng kể so với các năm trước. Nhiều người đã tự giác đựng cá trong xô chậu thay vì túi nilon. Số lượng chân hương, tàn hương được thả ra các sông, hồ cũng không còn nhiều như mọi năm.

    Vì sao lại thả phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo?

    Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

    Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là Táo Quân.

    Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

    Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

    Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt 

    Nam
    .
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hanh-dong-dep-ngay-tet-ong-cong-ong-tao-a83631.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan