+Aa-
    Zalo

    Hai tàu cá của ngư dân bị sóng đánh chìm trên đường về cảng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sóng to, gió lớn đã khiến hai tàu cá của ngư dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) bị đánh chìm, rất may 11 thuyền viên được cứu sống.

    (ĐSPL) - Sóng to, gió lớn đã khiến hai tàu cá của ngư dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) bị đánh chìm, rất may 11 thuyền viên được cứu sống.

    Ngày 6/12, ông Cao Đức Lam, Trưởng Công an xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, 2 tàu cá của ngư dân trên địa bàn bị chìm trên vùng đánh cá thuộc Vịnh Bắc Bộ, rất may 11 thuyền viên đã được Hải đội Nghệ An cứu hộ thành công.

    Đang trên đường trở về cảng, 2 tàu cá của ngư dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị sóng đánh chìm. Ảnh minh họa.

    Theo đó khoảng 3h ngày 5/12, hai tàu cá của ngư dân ông Võ Sỹ Đại và ông Nguyễn Văn Trung, đều trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu khi đang trên đường đánh bắt hải sản trở về cập cảng (cách bờ biển khoảng 6 hải lý) đã bất ngờ bị sóng to đánh chìm.

    Sau sự cố, các thuyền viên trên tàu đã báo cáo với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng cùng các tàu đang ở gần khu vực này đến ứng cứu.

    Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Diễn Thành (BĐBP Nghệ An) và các tổ hội nghề cá ở Diễn Ngọc đã có mặt kịp thời đưa 11 ngư dân trên 2 tàu cá vào bờ an toàn.

    Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, sóng lớn nên việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn, khả năng đưa được tàu vào bờ là rất khó, chỉ có thể vớt một số ngư lưới cụ, máy móc trên tàu.

    Được biết, 2 tàu cá của ngư dân Diễn Ngọc có công suất 72CV, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 600 triệu đồng.

    Điều 4, Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy về Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

    1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác quy định tại Điều 5 Quyết định này, đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất.

    2. Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.

    3. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-tau-ca-cua-ngu-dan-bi-song-danh-chim-tren-duong-ve-cang-a172922.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan