+Aa-
    Zalo

    Gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ dành cho những đối tượng nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vừa được ban hành quy định cụ thể đối tượng và mức hỗ trợ bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ, công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    Vietnamplus đưa tin ngày 25/9 cho biết Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

    Theo Nghị quyết, kinh phí hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 là khoảng 30.000 tỷ đồng, trích từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020. Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 1/10 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12.

    Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng ban hành Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động quy định tại Điều 43, Luật Việc làm đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 1/10 được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 12 tháng, từ ngày 1/10 đến hết ngày 30/9/2022.

    goi ho tro 30 nghin ty dong quy bao hiem that nghiep se danh cho nhung doi tuong nao1 copy
    Ảnh: Báo Tiền Phong.

    Nghị quyết giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng và mức hỗ trợ bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ, công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan, các địa phương triển khai thực hiện chính sách kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chính phủ đánh giá đầy đủ tình hình, triển khai xây dựng hồ sơ đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, trong đó có quy định về bảo hiểm thất nghiệp trình Quốc hội xem xét, quyết định, theo VnExpress.

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, đề xuất chính sách quan trọng nêu trên.

    Theo lãnh đạo Quốc hội, việc tính toán, xác định tổng mức hỗ trợ cũng như các nhóm được hưởng, mức hưởng... đã được Chính phủ tính toán chặt chẽ, bảo đảm tính an toàn, hoạt động lâu dài của Quỹ.

    Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính sách kịp thời, minh bạch và hiệu quả.

    Bích Thảo(T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/goi-ho-tro-30-nghin-ty-dong-quy-bao-hiem-that-nghiep-se-danh-cho-nhung-doi-tuong-nao-a514317.html
    Nỗ lực để đạt mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân

    Nỗ lực để đạt mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân

    Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có lao động - việc làm, khiến không ít doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, tạm dừng hoạt động, còn người lao động bị mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, dù gặp không ít khó khăn do dịch bệnh gây ra, toàn ngành BHXH vẫn nỗ lực để tăng độ bao phủ, đảm bảo chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nỗ lực để đạt mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân

    Nỗ lực để đạt mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân

    Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có lao động - việc làm, khiến không ít doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, tạm dừng hoạt động, còn người lao động bị mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, dù gặp không ít khó khăn do dịch bệnh gây ra, toàn ngành BHXH vẫn nỗ lực để tăng độ bao phủ, đảm bảo chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ.