Sự việc kéo dài suốt 6 tháng, cho đến khi nam sinh này phàn nàn với cha mẹ. Nam sinh cũng chia sẻ nhiều lần bị cô giáo xúc phạm bằng lời nói.
Bức xúc với hình phạt của giáo viên, phụ huynh của nam sinh cho rằng đây là sự thiếu tôn trọng, ảnh hưởng tới kết quả học của con.
Sự việc khiến cư dân mạng tranh cãi, đa phần phản đối cách dạy dỗ của giáo viên này.
"Dù với lý do gì, cô giáo cũng không thể đối xử với học sinh như vậy. Cho dù em này hư, giáo viên cũng không thể tước đi quyền học trên lớp của học trò"
"Nếu học sinh có vấn đề, giáo viên có thể gặp mặt phụ huynh để trao đổi, tìm cách giải quyết, thay vì phạt như vậy", một số bình luận của cư dân mạng.
Đồng thời, nhiều người bức xúc yêu cầu nhà trường xử lý nghiêm, đuổi cô giáo này vì không xứng đáng với danh xưng giáo viên.
Cũng liên quan đến vấn nạn phạt học sinh tại Trung Quốc, vào năm 2019, báo Vnexpress đưa tin về việc một cậu bé 7 tuổi xin thôi học tại trường Tiểu học Kaixuan, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vì thường bị giáo viên cấu, véo vào mặt và chân khi mắc lỗi.
Ông Zhang, bố của Haohao, cho rằng giáo viên của cậu bé bạo lực nên không muốn con tiếp tục theo học tại đây. Người bố giải thích không cực đoan đến mức phản đối hoàn toàn việc cô giáo xử phạt khi cậu bé mắc lỗi, thậm chí coi việc phạt đứng góc lớp là chấp nhận được.
Tuy nhiên, ngoài cấu và véo, giáo viên còn bắt cậu bé đứng ngoài hành lang cả buổi sáng khiến em không được học bài hôm đó và không biết bài tập về nhà. Haohao không thể hoàn thành bài tập và tiếp tục bị phạt vào hôm sau.
Tại Trung Quốc, giáo viên bị cấm sử dụng những hình phạt gây ra vết thương hoặc xâm phạm thân thể, nhân phẩm học sinh. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều hình phạt thái quá dành cho học sinh vẫn tồn tại.
Phương Linh (T/h)