+Aa-
    Zalo

    Hiệp Hòa (Bắc Giang): Khởi sắc diện mạo huyện nông thôn mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau 10 năm tập trung triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đặc biệt, phát huy rõ nét, hiệu quả vai trò của chi bộ, ban quản lý thôn và từng gia đình trong phong trào thi đua xây dựng NTM. Đến nay, huyện đã có bước tiến vượt bậc, diện mạo nông thôn thay đổi, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng được xây dựng khang trang, thiết chế văn hóa từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

    pp4

    Một góc trung tâm huyện Hiệp Hòa

    Trao đổi với Pv Tạp chí Đời sống và pháp luật về những chuyển biến cơ bản của huyện Hiệp Hòa sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đồng chí Nguyễn Xuân Thảo – Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Sau gần 10 năm xây dựng NTM, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và nhân dân, diện mạo nông thôn huyện Hiệp Hòa ngày càng được khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,6 triệu đồng/người/năm, tăng 31,1 triệu đồng so với năm 2011; diện mạo nông thôn của huyện có bước thay đổi vượt bậc, kinh tế phát triển khá, hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ gắn với xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá 2010) bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 18,86 %/năm. Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã đầu tư cứng hóa làm mới thêm được 583,4 km đường so với năm 2011; 445,19 km/771,48 km kênh mương được cứng hoá; 100% số hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Hết năm 2021, 24/24 xã của huyện Hiệp Hoà được công nhận đạt chuẩn NTM; 3 xã đạt NTM nâng cao; 21 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.

    Cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục… từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống nhân dân. Hiệp Hoà đã huy động được hơn 4,572 nghìn tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Trong đó, ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, huyện quyên góp được hơn 168,6 tỷ đồng từ các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX); vốn đóng góp của cộng đồng dân cư, gồm: Vận động hiến gần 400,5 nghìn m2 đất, 580 nghìn ngày công, phá dỡ hơn 106,2 nghìn m2 tường rào, quy thành tiền đạt 1,576 tỷ đồng. Nhờ đó, các xã trên địa bàn đã xây dựng mới hàng nghìn công trình công cộng, phục vụ đời sống dân sinh. Giai đoạn 2015-2021, huyện xây mới hơn 1 nghìn phòng học, 199 phòng chức năng, 250 công trình vệ sinh trường học; xây trường THCS thị trấn Thắng thành trường trọng điểm chất lượng cao của huyện.

    Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện, quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt; an ninh, trật tự xã hội được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng được nâng cao, các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy hiệu quả.

    pp5

    Trạm y tế xã Danh Thắng đạt chuẩn Quốc Gia

    Trong nông nghiệp có mô hình rau cần ở xã Hoàng Lương, bưởi Diễn ở xã Lương Phong, gạo nếp cái hoa vàng ở xã Thái Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, toàn huyện tổ chức xây dựng được 33 cánh đồng mẫu lớn, điển hình như ở các xã Châu Minh, Danh Thắng, Lương Phong... Hiệp Hòa có 38 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (trong đó có năm mô hình chăn nuôi, thủy sản và 33 mô hình trồng trọt). Các mô hình này sản xuất theo hướng hữu cơ tiếp tục được duy trì và nhân rộng, nhiều mô hình thực hiện liên kết toàn phần, khép kín trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả cao.

    pp6

     

    2666720563321417618696588395831193095925127n
    Mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Kim Tân Minh (Xã Quang Minh)

    Để có được những kết quả như ngày hôm nay Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã tích cực tham mưu cho Ban thường vụ Huyện hủy, HĐND, UBND chủ động ban hành Nghị quyết, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch để thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Bên cạnh đó công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vi, phòng ban chuyên môn, xã, thị trấn trên toàn huyện cụ thể hóa chương trình thành kế hoạch cụ thể, chi tết với từng nội dung và gắn với trách nhiệm cụ thể đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu. Ngoài ra Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn hàng tuần, hàng tháng đối với các xã trong việc thực hiện các tiêu chí. Qua đó đánh giá tiến độ cũng như giải quyết tháo gỡ dứt điểm những khó khăn vướng mắc.

    Với xuất phát điểm thấp bình quân các xã đạt 7,1 tiêu chí/xã với thu nhập 11,5 triệu đồng/người/năm. Xác định xây dựng NTM là chương trình tổng hợp, là cuộc vận động toàn dân, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Quan điểm xây dựng NTM được thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy tối đa và hiệu quả nội lực của toàn dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Căn cứ tình hình thực tế, Ban Chỉ đạo huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

    - Ưu tiên triển khai lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM thì ưu tiên đầu tư tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn; lựa chọn các nội dung tiêu chí thực hiện cần ít vốn làm trước.

    - Song song với đó tập trung huy động có hiệu quả nguồn lực từ nhân dân, ngân sách huyện, bố trí lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung xây dựng NTM (cơ chế hỗ trợ cụ thể như: hỗ trợ các xã xây dựng NTM, NTM nâng cao 2-4 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng kiên cố hóa trường học 200 – 300 triệu/1 trường; hỗ trợ làm đường giao thông  trục xã 100 triệu, trục thôn 80 triệu, trục xóm 60, kênh mương 40; hỗ trợ xây dựng nhà màng 50 triệu và 300 triệu/nhà trên 3000 m2; hỗ trợ xây dựng sân chơi, nhà văn hóa 150 triêu/ nhà văn hóa thôn; 200 triệu đ/xã thực hiện công tác GPMB xây dựng bãi rác thải tạm

    - Phát huy vai trò, vị trí của người dân, của thôn trong xây dựng NTM, huyện đã ban hành Bộ tiêu chí thôn NTM – địa phương đầu tiên trong toàn tỉnh Bắc Giang triển khai Bộ tiêu chí thôn NTM theo phương châm “Từ đồng về nhà, từ nhà ra thôn, từ thôn lên xã” lấy thôn làm động lực xây dựng xã NTM. Đến nay, huyện công nhận 116/181 thôn, tổ dân phố đạt chuẩn NTM

    - Tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành cương quyết của chính quyền, nêu cao vai trò lãnh đạo của các Chi bộ Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, công khai, dân chủ, tạo được phong trào thi đua “Hiệp hòa chung sức xây dựng nông thôn mới” trong quần chúng. Cán bộ Đảng viên phải gương mẫu, gắn bó với nhân dân để cùng chung sức xây dựng NTM.

    Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động nguông lực đạt kết quả cao, nợ đọng xây dựng NTM được xử lý; nhiều cơ chế hỗ trợ được phát huy hiệu quả góp phần xây dựng NTM bền vững. Huyện có 100% xã đạt chuẩn NTM, 03 xã NTM nâng cao, 21 thông NTM kiểu mẫu, 116 thôn NTM, hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM với kết quả cao

    Để tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí NTM trong giai đoạn tiếp theo, Hiệp Hòa tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được một cách thực chất, bền vững; đồng thời tập trung chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu, cụ thể như:

    - Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy hiệu quả từ chủ trương dồn thửa đổi ruộng; triển khai quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, phát triển mạnh các gia trại, trang trại, hạn chế tối đa chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp về nông thôn, gắn hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp với khuyến khích mở rộng liên doanh, liên kết tiêu thụ nông sản, phục vụ sản xuất; triển khai quyết liệt chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (COCOP).

    - Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên nguồn lực, thực hiện tốt công tác bồi thường, GPMB để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm của huyện và đầu tư xây dựng hạ tầng huyện NTM.

    - Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn chất lượng mũi nhọn, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương trong trường học; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế ở cơ sở gắn với nâng cao hiệu quả công tác y tế dự phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dân số, gia đình và trẻ em; tổ chức tốt phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao trên địa bàn; có giải pháp phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến thôn; tập trung công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn; phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh - sạch - đẹp.

    - Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; tiếp tục tập trung huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM nâng cao, thôn dân cư kiểu mẫu; tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, thôn dân cư kiểu mẫu.

    Phong trào thi đua trong gần 10 năm qua đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Hiệp Hòa. Phong trào thi đua thực sự trở thành một phong trào có ý nghĩa, đi vào cuộc sống và có sức lan tỏa sâu rộng ở địa phương. Tư duy nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trong xây dựng NTM chuyển biến rõ nét, cùng với những bài học kinh nghiệm đúc rút được, chắc chắn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Hòa sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí theo quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc./.

    Hà Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hiep-hoa-bac-giang-khoi-sac-dien-mao-huyen-nong-thon-moi-a523968.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2021

    Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2021

    Từ một huyện miền núi với rất nhiều khó khăn khi bắt đầu triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện, huyện Yên Dũng đã đạt được những thành quả quan trọng và khá toàn diện trên các mặt lĩnh vực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo…làm thay đổi diện mạo một vùng huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang.