Tác dụng của rau ngót
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra những tác dụng của rau ngót với sức khỏe như sau:
Rau ngót giúp tăng đáng kể việc sản xuất sữa mẹ để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, lá của cây rau ngót tốt nhất được sử dụng để điều trị một số bệnh và giảm cân, khi lá chứa một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và có hầu hết các vi chất dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng là các hợp chất phenolic như carotenoid, vitamin chống oxy hóa và khoáng chất tương tự như các loại rau thông thường thường có.
Ngoài ra, cây rau ngót còn chứa hầu hết các khoáng chất thiết yếu, bao gồm giàu natri, kali, canxi, phốt pho, sắt, magie, đồng, kẽm, mangan và coban cần thiết cho hoạt động thể dục tối ưu của hệ thống hàng ngày
Các loài thực vật có biệt danh là lá đa sinh tố thường có hàm lượng vitamin cao và hàm lượng protein cao, cần thiết cho nhu cầu vận động và làm việc một ngày dưới nắng nóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một chế độ ăn cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm là sự lựa chọn tốt nhất.
Cây rau ngót là thành phần của bài thuốc cổ truyền để hạ sốt, điều trị các vấn đề về tiết niệu và tăng sản xuất sữa mẹ. Có đến 17,4% protein trong 100g lá rau ngót là thông tin hữu ích cho các nhà chiến lược ăn kiêng. So với các loại rau có lá màu xanh đậm khác như rau bina có 2,0g, bạc hà 4,8g và bắp cải khoảng 1,8g, protein, trong rau ngót được báo cáo là một loại thực vật có giá trị hơn nhiều. Cây rau ngót còn được cho là có khả năng chống lại bệnh tiểu đường.
Việc bổ sung cây rau ngót trong chế độ dinh dưỡng cũng làm giảm dư lượng chất độc tế bào nhất định trong các cơ quan của cơ thể. Hơn nữa, ăn rau ngót giúp tăng cường bảo vệ gan, thận, lá lách.
Tuy nhiên những người sau đây "đại kỵ" với rau ngót
Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém
Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.
Người bị thiếu canxi, còi xương
Rau ngót gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Nguyên nhân là trong loại rau này có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị còi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.
Phụ nữ mang thai
Trong rau ngót lại có chứa chất Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau và hạ huyết áp. Nếu bạn tiêu thụ một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể làm co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai.
Vì vậy, đối với những phụ nữ đang mang thai được cảnh báo là khá nguy hiểm nếu ăn quá nhiều rau ngót. Đặc biệt là với những người có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hay là thụ tinh trong ống nghiệm.
Người khó ngủ
Ở một số trường hợp, do tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Tuy nhiên triệu chứng mất ngủ sẽ hết sau 1 ngày ngừng ăn loại rau này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không đáng có.
Thùy Dung(T/h)