+Aa-
    Zalo

    Đừng ăn dứa nếu bạn là một trong những nhóm người này

    (ĐS&PL) - Dứa là loại trái cây có hương vị thơm ngon, nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn.

    Dứa là một loại trái cây nhiệt đới rất thơm, ngon, ngọt mà lại giàu chất dinh dưỡng. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, có cả canxi, kali, folate… Ngoài ra còn có chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu ích khác như các enzyme có thể chống viêm và bệnh.

    Ăn dứa đúng cách sẽ giúp bổ sung carb, làm dịu các triệu chứng của viêm khớp, tăng cường khả năng miễn dịch... Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, có một số nhóm người dưới đây chống chỉ định ăn dứa thường xuyên.

    Những người không nên ăn dứa

    Người cơ địa dị ứng

    Trong quả dứa có men bromelin, là loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

    Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

    dung an dua neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay3jpg
    Đừng ăn dứa nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Người thừa cân

    Tuy dứa có hàm lượng calo ít nhưng đây lại có lượng đường khá cao, đặc biệt là dứa mật. Do đó, loại trái cây này được đánh giá không thực sự tốt cho những người thừa cân, béo phì.

    Bởi khi ăn quá nhiều, lượng đường huyết  tăng cao sẽ khiến cơ thể dễ mắc nguy cơ bị tiểu đường và sinh ra triệu chứng tụt đường huyết khiến chân tay run, mệt mỏi. Chính vì vậy, người thừa cân không nên ăn quá 100gr dứa mỗi ngày.

    Người bị tiểu đường

    Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

    Người huyết áp cao

    Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn dứa. Người tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

    Người bị đau dạ dày

    Trong dứa có chứa chất gọi là enzym bromelain. Đây là loại chất gây kích thích tế bào sản sinh ra vitamin C quá nhiều sẽ khiến người bị đau dạ dày có triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, ợ chua hay thậm chí khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày thêm nặng hơn.

    Chưa kể, việc ăn nhiều dứa sẽ khiến cơ thể con người tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng...

    dung an dua neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay
    Đừng ăn dứa nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Người bị viêm mũi họng

    Ăn dứa nhiều sẽ gây ra rát lưỡi, miệng và ngứa cổ họng, vì thế những người bị viêm mũi họng, viêm thanh quả, hen phế quản... không nên ăn hoặc uống quá nhiều nước ép dứa.

    Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, hãy duy trì việc ăn uống điều độ cũng như tránh các chỉ định của bác sĩ sẽ giúp mọi người luôn ở trong trạng thái luôn khỏe mạnh, tinh thần thêm sảng khoái.

    Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng

    Đây cũng là những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

    Người dễ bốc hỏa

    Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.

    Những lưu ý đặc biệt khi ăn dứa

    Không ăn dứa bị dập, nát

    Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.

    dung an dua neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay2jpg
    Đừng ăn dứa nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Không ăn dứa xanh

    Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

    Không ăn dứa khi đói

    Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

    Không ăn dứa, uống nước ép vào buổi sáng

    Buổi sáng sau khi ngủ dậy do dạ dày của bạn đang trống rỗng nên bạn không nên ăn dứa hoặc uống nước ép dứa. Nếu bạn ăn dứa lúc này thành phần vitamin C trong dứa sẽ khiến cho bạn cồn cào ruột gan, dễ gây khó chịu, ngộ độc sức khỏe.

    Đồng thời, việc bạn ăn dứa hoặc uông nước ép dứa vào lúc này cũng khiến cho gan thận của bạn hoạt động mệt mỏi hơn. Nếu thường xuyên mắc phải dễ gây sỏi thận, suy gan thận. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bạn nên.

    Không ăn dứa vào buổi tối

    Buổi tối bạn cũng là một khung giờ bạn không nên uống nước ép dứa. Nguyên nhân là nước ép dứa lợi tiểu, khiến bạn dễ tiểu đêm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn uống nước ép dứa vào buổi tối còn tăng gánh nặng cho gan thận dễ gây suy thận cho bạn.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-an-dua-neu-ban-la-mot-trong-nhung-nhom-nguoi-nay-a607536.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan