Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Bìm Bìm (Convolvulaceae), là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là cây bán thủy sinh, rau muống thường mọc bò ở mặt nước hoặc trên cạn.
Thành phần hóa học của rau muống có chứa một số acid amin như acid aspartic, glycine, alanin, leucin, lysin, arginin...; chứa nhiều carotenoid và diệp lục; các vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, E, K và một số khoáng chất như sắt, magie, calci, kẽm, natri, kali.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.
Theo Tây y, rau muống có nhiều chất như: Chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Chuyên gia chỉ ra, tuy giàu dinh dưỡng như vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn loại rau này.
Những người không nên ăn rau muống
Người bị vết thương hở
Như đã đề cập đến ở trên, nếu như bạn đang bị vết thương hở, đang trong quá trình hồi phục thì không nên ăn rau muống. Bởi nó sẽ khiến cơ thể tăng sinh tế bào, làm lành sẹo nhanh chóng nhưng khiến vết sẹo trở nên lồi, thâm đen vô cùng mất thẩm mỹ.
Người bị bệnh gout
Người mắc bệnh gout tuyệt đối không được ăn rau muống trong bữa ăn thường ngày. Vì trong rau có chứa thành phần acid oxalic có thể gây ức chế sự hấp thụ canxi và kẽm vào trong cơ thể. Từ đó khiến tình trạng bệnh gout càng trầm trọng hơn.
Người bị sỏi thận
Rau muống làm gia tăng hàm lượng canxi oxalate trong cơ thể bởi hàm lượng canxi trong rau khá cao. Từ đó người bị sỏi thận sẽ không thể đào thải được sỏi, viên sỏi sẽ gia tăng kích thước to hơn, khiến người bệnh buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Người mắc bệnh xương khớp
Người bệnh đang bị mắc bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp,... Việc sử dụng rau muống sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, cơn đau cũng sẽ dữ dội hơn.
Người có hệ đường ruột yếu
Rau muống thường trồng chủ yếu ngoài ao, hồ, vậy nên nó chứa đựng nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn nếu như không được rửa sạch và chế biến kỹ. Do đó những người có hệ đường ruột yếu sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc nếu như sử dụng rau muống không sạch sẽ quá nhiều.
Những lưu ý khi ăn rau muống
- Trong rau muống có thể có nhiều loại kí sinh trùng, đặc biệt là sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski, nguy cơ xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống (rau muống chẻ, nộm rau muống) hoặc chế biến chưa chín kĩ.
- Do là cây bán thủy sinh, nên nếu rau muống được trồng ở nguồn nước ô nhiễm hoặc nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rau, có thể gây ngộ độc.
- Khi đang dùng thuốc đông y, không nên ăn quá nhiều rau muống vì có thể làm giảm tác dụng của bài thuốc (giống như tác dụng của đậu xanh).
- Mùa rau muống thường có nhiều vụ hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.
Như Quỳnh (T/h)