Tổng quan về quả mận
VTC News dẫn lời BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, mận hay còn gọi mận bắc là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mùa ra hoa từ tháng 12 - 1, quả chín vào tháng 5 - 7.
Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt đều có tác dụng chữa bệnh.
Quả mận vị chua ngọt, tính bình, công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thủy, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, thủy thũng, tiêu khát.
Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 - 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc.
Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị vết thương do sang chấn. Nhân hạt mận còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thủy, nhuận tràng.
Những người “đại kỵ” với mận, tuyệt đối không nên ăn kẻo “rước thêm bệnh”
Người đang đói
Mận là loại trái cây phổ biến vào mùa hè nhưng bạn nên tránh ăn mận khi đói. Bởi thói quen ăn mận khi đói có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bởi chất oxalate trong mận có thể cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến kết tủa canxi trong thận, ảnh hưởng tới thận và bàng quang. Do đó bạn không nên ăn nhiều mận. Ngoài ra, ăn mận vào lúc đói vì mận có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Phụ nữ có thai
Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị bệnh thận
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Bởi thế, ngay cả khi sức khỏe bình thường bạn cũng không nên ăn nhiều mận để tránh nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể. Đặc biệt, người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh thận thì không nên ăn loại quả này.
Người có cơ địa nhiệt, nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt… Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này.
Người bị bệnh dạ dày
Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng.
Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu bạn bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh.
Những người đang dùng thuốc
Mặc dù mận nhiều chất dinh dưỡng, lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng những người đang sử dụng thuốc tuyệt đối không nên ăn loại quả này nếu không muốn bị ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, người mới trải qua phẫu thuật cũng được khuyến cáo không nên ăn mận.
Người mới phẫu thuật xong không nên ăn mận
Dù mận có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng nó có thể làm giảm hoặc gây ra các tác dụng phụ tới một số loại thuốc. Hơn nữa, mận là loại hoa quả cứng, khó tiêu, nhiều axit, tính nóng nên không phù hợp với những người sức khỏe yếu, mới trải qua phẫu thuật, thông tin trên báo Tiền Phong.
T.D(T/h)