+Aa-
    Zalo

    Đừng ăn dưa muối nếu bạn mắc những bệnh này, lưu ý ngay kẻo “ăn một miếng hại cả đời"

    (ĐS&PL) - Các loại cải, củ cải, dưa chuột muối đều có những lợi ích cho sức khoẻ, thậm chí, dưa chuột muối còn có trong chế độ ăn để hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên dưa hành, dưa cải muối và cà muối tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt một số người không nên ăn những món này.

    Theo Tiền Phong, dưa hành và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Bởi vậy, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...

    Ngoài ra, dưa hành, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, E, betacroten, selen, kẽm... có lợi sức khỏe, enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.

    dung an dua muoi neu ban mac nhung benh nay luu y ngay keo keo an mot mieng hai ca doi 2

    Tuy nhiên, dưa hành và dưa cải muối cũng tiềm ẩn nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt một số đối tượng không nên ăn.

    Những người không nên ăn dưa muối

    Người bị đau dạ dày

    Dưa muối rất dễ gây kích thích tăng tiết dịch acid dạ dày. Điều này làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.

    Người có bệnh về đường tiêu hoá

    Người bị viêm đại tràng mạn tính và người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn dưa muối. Dưa muối tuy có nhiều lợi khuẩn có thể rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng các loại dưa muối, nhất là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm. Vì vậy có thể làm đường tiêu hóa vốn bị yếu sẵn từ trước sẽ trở nên yếu hơn.

    Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch

    Theo báo Lao Động, dưa cà muối chứa quá nhiều muối, mà sử dụng quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp. Trong hầu hết các công thức muối dưa cà luôn cần thêm muối và muối chiếm khoảng 5% hàm lượng. Từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵtiểu đường và bệnh thận.
    Người mắc các bệnh về thận

    Khi thận yếu, chức năng đào thải độc tố trong cơ thể cũng bị suy giảm. Nếu tiêu thụ nhiều muối người bệnh sẽ bị tăng huyết áp, tích nước gây hiện tượng phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận không nên ăn đồ mặn nói chung và các loại dưa, cà muối nói riêng.

    Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể

    dung an dua muoi neu ban mac nhung benh nay luu y ngay keo keo an mot mieng hai ca doi 1

    Theo y học cổ truyền, cà pháo có tính hàn vì vậy không nên dùng đối với người thể hàn, thận trọng khi kết hợp với các thức ăn hàn, nên dùng kèm với các gia vị có tính ôn (tỏi, ớt, sả... ). Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối.

    Phụ nữ có thai

    Nitrit có trong dưa, cà muối kết hợp với các gốc amin trong cá, tôm, thịt... tạo thành Nitrosamin - một trong những chất gây ung thư. Phụ nữ có thai ăn nhiều đồ muối chua có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi. Do vậy các bà bầu không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.

    Một số lưu ý khi ăn dưa, cà muối:

    - Không nên ăn nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi bụng rỗng. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g.

    - Không ăn đồ muối khi còn hăng, cay, có vị khác lạ, bị khú, bị ủng hoặc quá chua, đổi màu, dưa cà đã nổi váng trắng (vàng) hoặc nấm đen...

    - Trước khi ăn nên rửa qua nước đun sôi nhiều lần để giảm hàm lượng muối và độ chua.

    - Khi muối dưa, cà phải đảm bảo nguyên liệu và các dụng cụ được vệ sinh thật kỹ. Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ.

    dung an dua muoi neu ban mac nhung benh nay luu y ngay keo keo an mot mieng hai ca doi 5

    - Không nên ăn các loại dưa muối xổi (vừa muối xong đã ăn), chỉ nên ăn sau khi muối khoảng 2-3 ngày.

    - Bản chất của dưa hành muối rất mặn, vì vậy trước khi ăn nên rửa qua với nước đun sôi để nguội và vắt bớt nước để giảm bớt lượng axit, muối trong dưa.

    - Nên ăn dưa tự muối hơn là mua ngoài hàng. Tự muối dưa giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, dụng cụ muối sạch.

    - Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong đó; dùng muỗng, đũa sạch để gắp dưa; đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

    - Riêng với cà muối không nên ăn khi còn xanh vì có chứa chất độc solanin, có thể gây ngộ độc khi ăn.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-an-dua-muoi-neu-ban-mac-nhung-benh-nay-luu-y-ngay-keo-keo-an-mot-mieng-hai-ca-doi-a600397.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan