Cần tây có 95% là nước nên hàm lượng vitamin và khoáng chất không cao. Tuy nhiên, theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, một bát con chứa khoảng 30% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Cần tây cũng có thể giúp bạn có đủ folate, kali, chất xơ và molypden. Nó chứa một lượng nhỏ vitamin C, vitamin A và một số vitamin B.
Loại rau này thường có mặt trong các chế độ ăn kiêng do rất ít calo và carbohydrate (hơn một nửa trong số đó là chất xơ). Cần tây sống có chỉ số đường huyết thấp, chỉ 35 (nếu nấu chín thì chỉ số đường huyết tăng lên 85,2).
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng cần tây.
Những người không nên sử dụng cần tây
Người đang mắc bệnh thận
Đối với những trường hợp người đang mắc bệnh thận hoặc đang trong quá trình cần phải sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh thì nên hạn chế dùng nước ép cần tây.
Nguyên nhân đến từ việc trong thành phần của cần tây chứa nhiều nước, do đó cần tây giống như là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Nếu uống nhiều nước ép cần tây thì có thể gây căng thẳng cho thận và khiến thận dễ suy giảm chức năng hơn.
Phụ nữ mang thai
Bà bầu không nên ăn rau cần tây bởi nó có thể gây hại đến sức khoẻ cho mẹ và bé. Lý do là rau cần tây chứa các hợp chất có khả năng gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sẩy thai nếu dùng quá nhiều.
Các dạng chiết xuất hay hạt cần tây cũng không đủ an toàn cho thai phụ, do đó tốt nhất là phụ nữ mang thai nên tránh hoặc hạn chế sử dụng cần tây.
Rối loạn chảy máu
Những người mắc bệnh rối loạn chảy máu không nên dùng rau cần tây vì nó có tác dụng làm loãng máu, giảm huyết áp, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, cản trở quá trình điều trị.
Mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật cũng tuyệt đối không ăn cần tây vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tạo phản ứng với thuốc gây mê.
Chính vì vậy, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khuyên bệnh nhân mới phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật nội soi, nên tránh sử dụng rau cần tây trong khoảng 2 tuần.
Người bị huyết áp thấp
Cần tây là một loại thực phẩm rất tốt dành cho người bị cao huyết áp, tuy nhiên ngược lại đối với những người bị huyết áp thấp thì ngược lại. Khi uống nước ép cần tây, huyết áp sẽ không thể giữ ở trạng thái ổn định mà thay vào đó có thể dẫn tới tình trạng hạ huyết áp đột ngột.
Do đó, những người bị huyết áp thấp tuyệt đối không nên uống để phòng tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Người mắc bệnh ngoài da
Cần tây có chứa hóa chất psoralen, phản ứng với ánh sáng mặt trời. Chất này có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím, làm tăng nguy cơ viêm da. Bởi vậy, cần tây không phải là loại thực phẩm phù hợp cho những người đang mắc phải một số những bệnh về da như ngứa da, lở loét hoặc mắc bệnh vẩy nến...
Nam giới trong độ tuổi sinh sản
Đối với nam giới, sau nhiều ngày liền ăn cần tây, số lượng tinh trùng của họ giảm đi rõ rệt, thậm chí xuống đến mức khó có thể thụ thai. Tuy nhiên, sau vài tuần ngừng ăn cần tây, tình trạng bình thường lại được phục hồi.
Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân là do một loại chất trong rau cần tây có khả năng ức chế sự hình thành của testosterone, hormon đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các mô sinh sản của nam giới như tinh hoàn và tuyến tiền liệt, vì vậy nam giới dùng cần tây thường xuyên có thể khiến lượng tinh trùng giảm thiểu.
Những lưu ý khi sử dụng cần tây
Uống cần tây sẽ rất tốt và không có tác dụng độc hại nào nếu như bạn tiêu thụ với liều lượng cho phép. Một ngày bạn chỉ nên uống khoảng 500ml nước cần tây, và uống vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nên chọn cần tây bó to vì chúng nhiều nước hơn và hạn chế vị hăng.
Khi ép cần tây, bạn cũng có thể bỏ thêm vài lát chanh hoặc dưa leo, cà chua, táo, gừng,... để gia tăng công dụng và dễ uống hơn. Nhờ đó, bạn cũng sẽ thu về được một nguồn dinh dưỡng dồi dào là vitamin C, lycopene và beta carotene để nuôi dưỡng làn da hồng hào, mịn màng.
Như Quỳnh(T/h)