Có những loại củ được thu hoạch vào mùa đông thường rất dồi dào năng lượng, phù hợp với việc làm thực phẩm để bồi bổ sức khỏe.
- Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm giàu vitamin A. Chỉ cần 1 củ khoai nướng trung bình cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Không những thế, trong thành phần của khoai lang còn có vitamin C, kali, canxi và sắt.
- Măng thu hoạch vào mùa đông
Măng được thu hoạch vào mùa đông thường chưa nổi lên khỏi mặt đất và giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tương đối cao.
Theo đó, măng nằm sâu trong lòng đất (bao gồm cả phần củ) rất giàu protein và axit amin, rất phù hợp để nấu ăn với nhiều loại thịt.
Bên cạnh đó, măng mùa đông cũng rất giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến đường ruột, khó tiêu, táo bón.
- Củ khoai từ
Đông y quan niệm củ khoai từ có tính bình, giàu carbohydrate, protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E và đặc biệt là các thành phần trong chất nhớt dính… Vì thế đây là loại củ có lợi cho thận, lá lách và dạ dày.
- Củ cải trắng
Danh y xưa thường nói: "Ăn củ cải vào mùa đông và gừng vào mùa hè, các bác sĩ không phải kê đơn thuốc.". Có nghĩa củ cải là 1 thực phẩm tốt mùa đông và gừng là thực phẩm phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe vào mùa hè.
Các hoạt chất glucoside trong củ cải trắng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể mang lại tác dụng làm đẹp, chống lão hóa.
Không những thế, củ cải trắng còn chứa 1 hoạt chất tạo cay giống như mù tạt, có tác dụng thanh nhiệt và chống viêm. Vì thế, sử dụng củ cải trắng với thịt dê để nấu ăn không chỉ làm giảm nóng và đờm, mà còn làm giảm dầu mỡ, rất ngon và tốt cho sức khỏe.
- Khoai tây
Các vitamin phong phú trong khoai tây có tác dụng trong việc làm giảm loét dạ dày, điều họa dạ dày. Chưa kể, kaki có trong loại củ này cũng có thể giúp cơ thể điều hòa huyết áp. Khoai tây cũng có hàm lượng tinh bột cao, cung cấp rất nhiều calo cho cơ thể để chống lại cái lạnh.
- Củ sen
Củ sen giàu tannin và hương thơm độc đáo của nó có thể giúp bạn tạo cảm giác ngon miệng và tăng cường khả năng hấp thụ, tiêu hóa.
Protein, chất nhầy và chất xơ trong củ sen cũng có thể được kết hợp với cholesterol trong thực phẩm, giống như chất nhầy đó cuốn trôi lượng mỡ thừa trong các thành phần thức ăn, từ đó có tác dụng hạ lipid tốt. Người có bệnh về mỡ máu nên thường xuyên ăn củ sen.
Quỳnh Chi(T/h)