Ăn uống là nhu cầu tối thượng của con người, hoạt động của tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể đều cần dinh dưỡng trong thức ăn. Tuy nhiên, khi nhịp sống ngày càng tăng cao, nhiều người đã hình thành thói quen ăn uống không đúng giờ, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, lâu ngày sẽ sinh bệnh tật, trong đó có 4 mối nguy hiểm dưới đây.
1. Béo phì
Trong những năm gần đây, số lượng người béo phì ngày càng lớn, và có nhiều yếu tố dẫn đến kết quả này. Ngoài việc ăn quá nhiều, ăn thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo và ăn uống không đều đặn 3 bữa cũng là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh béo phì.
Khi trong ruột và dạ dày không có thức ăn, cảm giác đói sẽ tồn tại lâu, dẫn đến ăn quá nhiều vào bữa sau, nhất là với những người không thích vận động, calo tiếp tục tích tụ khiến thức ăn thừa sẽ xuất hiện và dẫn đến tình trạng thừa cân.
Béo phì còn gây ra các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ… Vì vậy, mọi người hãy hình thành những thói quen ăn uống điều độ.
2. Bệnh đường tiêu hóa
Chế độ ăn uống không điều độ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và đường ruột, ví dụ như buổi sáng bạn chỉ ăn một chút, đến ba bốn giờ chiều mới ăn cơm trưa, khoảng thời gian này dạ dày bị “rỗng”, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.
Đặc biệt, nếu lúc này ăn đồ cay sẽ gây tổn thương dạ dày, viêm dạ dày, viêm ruột, loét dạ dày và một số bệnh khác.
3. Trạng thái tinh thần kém
Nhiều người chủ quan nên chỉ đợi đến khi cảm thấy quá đói mới ăn, hoặc gộp bữa sáng và trưa thành một bữa.
XEM THÊM: Loại gia vị bị đổ oan ăn nhiều sẽ gây giảm ham muốn, vô sinh lại có tác dụng giải độc
Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người đều cần được cung cấp năng lượng, nếu không ăn uống đúng giờ, nhất là bữa sáng, bạn không chỉ cảm thấy đói mà còn gặp các vấn đề như tinh thần không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch
Khả năng miễn dịch là nền tảng của sức khỏe và nó có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Nếu lâu ngày không ăn uống đúng giờ sẽ bị suy dinh dưỡng, có thể dẫn đến thể chất kém, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh tật.
2 cách ăn uống để có một cơ thể khỏe mạnh
1. Khoảng cách giữa mỗi bữa ăn là 4-6 tiếng
Việc sắp xếp 3 bữa ăn cách nhau 4-6 tiếng một ngày là 1 phương pháp khoa học, bởi vì cơ thể con người ăn vào cần có thời gian để tiêu thụ, đồng thời khoảng thời gian này cũng có thể ngăn chặn cảm giác đói lâu.
2. Nhai chậm khi ăn
Do nhịp sống ngày càng nhanh, một số người khi ăn luôn ngấu nghiến thức ăn, nếu thức ăn không được nhai kỹ, đi vào dạ dày gây khó tiêu hóa, đầy hơi và khó tiêu.
Nói chung, ăn uống là nhu cầu cơ bản nhất của con người, nếu không ăn uống điều độ sẽ mang đến nhiều nguy hại cho cơ thể như các bệnh đường tiêu hóa, béo phì, tinh thần kém, hệ miễn dịch kém, suy nhược,…
Thuỳ Trang (Theo Aboluowang)