+Aa-
    Zalo

    Đích thân Bộ trưởng KH&CN đi thử tàu lặn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chất vấn tại QH sáng nay (19/11), nhiều ĐB đặt câu hỏi về đánh giá, nhận định và thái độ của Bộ trưởng KHCN đối với các sáng kiến tàu lặn của các nhà khoa học nông dân Việt Nam

    Chất vấn tại QH sáng nay (19/11), nhiều ĐB đặt câu hỏi về đánh giá, nhận định và thái độ của Bộ trưởng KHCN đối với các sáng kiến tàu lặn của các nhà khoa học nông dân Việt Nam thời gian qua.

    Đích thân Bộ trưởng KHCN đi thử tàu lặn

    Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân trả lời tại QH sáng nay, 19/11.

    Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Bộ luôn trân trọng đóng góp và sáng kiến của người dân. Tuy nhiên, khi chúng ta đã hội nhập quốc tế sâu rộng, mọi sản phẩm cung ứng cho xã hội cũng phải có giá trị và được thị trường chấp nhận. "Chúng tôi thường xuyên tổ chức các hội chợ (techmark) để tạo điều kiện cho người dân, các nhà sáng chế gặp gỡ, trao đổi và giới thiệu sản phẩm với các DN. Đã có nhiều DN tiếp cận và sử dụng thiết bị, công nghệ do người dân và các nhà sáng chế không chuyên tạo ra", Bộ trưởng KHCN cho hay.

    Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, có ba địa chỉ chế tạo tàu ngầm: Ông Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình, ông Phan Bội Trân ở Huế và tầu ngầm Hòa Bình của một số nhà khoa học và DN thuộc tập đoàn Vinashin.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, về mức độ thấp, đó là các phương tiện giao thông, nhưng mức độ cao còn liên quan đến an ninh quốc phòng. Do đó, việc sử dụng phải tuân theo quy định của pháp luật.

    "Bộ đã cử người đến làm việc với những cá nhân đó, cũng có người hợp tác, trao đổi, nhưng cũng có người lặng lẽ làm. Đến khi thử nghiệm thì cơ quan chức năng mới biết đến. Đến lúc ấy thì rất khó để can thiệp, hỗ trợ. Đến khi cơ quan quản lý vào cuộc thì mới thấy là không đúng với những tiêu chuẩn, nguyên lý thiết kế", ông Quân nói.

    Đối với dự án sản xuất thử nghiệm tàu lặn Hòa Bình của Vinashin có thể chở được 4 người, kinh phí đầu tư của dự án là 25,5 tỷ đồng, Bộ KH đã quyết định hỗ trợ 5 tỷ đồng tuy nhiên do cơ chế nhưng có những chi phí không thể quyết toán.

    "Giá trị một chiếc tàu lặn này khoảng 8 tỷ đồng, Bộ đã cố gắng để hỗ trợ 5 tỷ đồng, nhưng khi quyết toán, do vướng về cơ chế, thủ tục nên chỉ quyết toán được 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tính toán, với mức chi phí 8 tỷ đồng cho một chiếc tàu lặn, vẫn rẻ hơn là khi chúng ta bỏ tiền ra mua hoặc thuê tàu của nước ngoài. Bản thân tôi đã ngồi vào tàu lặn đó, vì tôi hoàn toàn tin vào năng lực của các nhà khoa học Việt Nam. Chạy thử nghiệm ở Cam Ranh cho thấy hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về thiết kế", Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay.

    "Tôi cũng hoàn toàn tin tưởng vào trình độ năng lực của các nhà khoa học VN, cũng như cơ quan đăng kiểm của nước ngoài". "Đây là sản phẩm rất có giá trị thực tiễn bởi giá trị của nó thấp hơn nhiều so với các sản phẩm của nước ngoài và hoàn toàn có thể sử dụng trong việc tìm kiếm cứu nạn ở những vùng nước nông", Bộ trưởng Quân nói.

    Người đứng đầu Bộ KHCN bày tỏ mong muốn những người dân có sáng tạo, sáng kiến liên kết chặt chẽ với Bộ KHCN để được hỗ trợ nhiều hơn, cũng như định hướng các sáng kiến phù hợp với thị trường.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dich-than-bo-truong-khcn-di-thu-tau-lan-a69878.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan