+Aa-
    Zalo

    ĐBQH Nguyễn Đình Quyền nói về tính cố chấp, dây dưa của người xử sai

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Tính cố chấp, dây dưa của người xử sai khiến công tác bồi thường chậm trễ", ĐBQH Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội) nói.

    (ĐSPL) - "Tính cố chấp, dây dưa của người xử sai khiến công tác bồi thường chậm trễ" là nhận xét của ĐBQH Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội) khi trao đổi với PV báo ĐS&PL bên hành lang Quốc hội sáng 8/6.

    “Nhà nước phải đứng ra bồi thường thiệt hại cho người oan sai đó là nguyên lý. Tuy nhiên, việc chúng ta giao cho chính những người làm oan đi bồi thường là không hợp lý. Bởi tính cố chấp của các cơ quan quyền lực khi làm sai là cố tình dây dưa, trì hoãn gây khó khăn. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bồi thường oan sai chậm trễ”, ĐBQH Nguyễn Đình Quyền nói.

    ĐBQH Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

    Theo BĐQH Quyền, trước thực trạng oan sai và bồi thường oan sai chậm trễ đã đến lúc phải thay đổi mô hình, giao cho một cơ quan làm công khai minh bạch hơn thực hiện công việc này. Chẳng hạn là giao cho bộ Tư pháp là cơ quan không tiến hanh tố tụng nhưng là cơ quan thay mặt nhà nước để bồi thường. Vì đằng nào Tòa án, Viện kiểm sát  hay cơ quan thi hành thì đều lấy từ ngân sách nhà Nước để đền bù oan sai.

    ĐBQH Nguyễn Đình Quyền khẳng định, ở nhiều nước, pháp luật quy định là nếu chứng minh rằng công chức mẫn cán khi xử lý vụ việc xảy ra sai sót thì Nhà nước vẫn bồi thường. Đặc biệt là công chức trong ngành tư pháp được loại trừ hoàn toàn khỏi trách nhiệm bồi thường về vật chất, để không bị sức ép gì khi thực hiện công vụ. Tuy nhiên, tại sao ở các nước lại bồi thường rất ít?

    Ở đây liên quan đến công tác cán bộ, bổ nhiệm nhiệm, tuyển dụng, xử lý kiểm tra thanh tra cán bộ. Họ lựa chọn được cán bộ tốt, có kinh nghiệm, chuyên môn dẫn đến việc rất ít xử sai và phải bồi thường.

    “Còn nước ta thì sao? Chúng ta tuyển dụng, bổ nhiệm rất lỏng lẻo nên dẫn đến việc lọt những người không xứng đáng vào bộ máy Nhà nước. Tất nhiên, các cán bộ trong bộ máy Nhà nước làm không chuẩn thì nhà Nước phải chịu bồi thường. Nhưng suy cho cùng thì người dân phải chịu cuối cùng vì tiền thuế là của dân. Tiền bồi thường là tiền thuế mà”, ông Quyền nói.

    Trả lời câu hỏi cách đây mấy ngày khi nói về oan sai, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình giải trình là do chưa phát hiện được lỗi cố ý nên vẫn lấy tiền nhà nước, ông Quyền cho rằng: Giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tố tụng rất khó phân biệt. Bởi vì khi xảy ra oan sai, người ta đổ vào năng lực hạn chế của cán bộ. Việc chứng minh oan sai do năng lực hạn chế hay do tinh thần thiếu trách nhiệm hay do cố ý rất khó. Trừ trường hợp bắt quả tang cán bộ đi đêm ngầm với đương sự.

    Vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, về nguyên tắc thì Nhà nước vẫn  phải bồi thường và quyền lợi của người bị oan phải được bảo đảm. Còn nếu muốn Nhà nước không phải lấy ngân sách bồi thường thì cần chấn chỉnh lại bộ máy, từ đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm đến kỷ luật xử lý....

    Nếu công chức phải bồi thường oan sai dễ dẫn đến bỏ lọt tội phạm

    Trả lời về Nhà nước phải bỏ ra 7,2 tỷ đồng để bồi thường cho ông Chấn trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ĐBQH Nguyễn Đình Quyền chia sẻ: “Vẫn biết là như vậy nhưng mọi thứ phải trên cơ sở luật định. Không có nước nào công chức phải đứng ra bồi hoàn thiệt hại cho người bị oan sai cả. Tôi cho rằng, nếu có quy định công chức đứng ra bồi thường cho người bị xử oan sẽ dẫn đến hiện tượng chùn tay khi xử, dễ bỏ lọt tội phạm. Vấn đề cốt yếu vẫn là việc tuyển dụng nhân tài vào bộ máy Nhà nước để tránh oan sai”.

    VĂN CHƯƠNG - ANH ĐỨC

    Xem thêm video:

    [mecloud]cgHhc1FOvG[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dbqh-nguyen-dinh-quyen-noi-ve-tinh-co-chap-day-dua-cua-nguoi-xu-sai-a97598.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.