+Aa-
    Zalo

    Dân mạng hoang mang với "đá nửa ngày không tan"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Uống cốc nước lạnh nhưng bị cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nhóm sinh viên xem lại túi đá mình mua thì thấy hầu như không tan dù trời khá nóng.

    Uống cốc nước lạnh nhưng bị cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nhóm sinh viên xem lại túi đá mình mua thì thấy hầu như không tan dù trời khá nóng.

    Hoang mang vì uống đá để bảo quản thi hài

    Nhiều ngày nay, câu chuyện của N.T.M (sinh viên đại học ở Hà Nội) khi tiếp xúc với loại đá cả ngày không tan đang khiến cộng đồng mạng hoang mang. Theo M kể lại, trước khi bước vào kỳ thi kết thúc học phần, cậu và nhóm bạn ra quán nước ngay gần cổng trường uống sữa đậu nành lạnh.

    Dân mạng hoang mang với 'đá nửa ngày không tan' 1
    Cộng đồng chia sẻ hình ảnh loại đá uống xong hắt xuống đất không tan.

    Nhưng vừa nhấp được một ngụm, M đã có cảm giác khó thở như bị ai đó bóp nghẹt cổ họng. Mấy người bạn thì có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Nhưng cả nhóm nghĩ nguyên nhân do túi nước đậu lạnh.

    “Em chỉ tá hỏa lên khi túi đá mà bọn em mua vẫn gần như nguyên dạng sau ba tiếng, dù nhiệt độ trong lớp khá nóng. Em cũng thấy túi đá tan một chút nhưng gần như không đáng kể. Nếu như những viên đá khác thì đã thành nước từ lâu rồi”, M cho biết thêm.

    Chia sẻ thông tin của M, có không ít người cho rằng họ cũng uống phải loại đá có những đặc điểm tương tự. Nhiều người tỏ ra lo lắng về nguồn gốc xuất xứ cũng như những tác hại có thể xảy ra khi uống loại đá lạ này.

    Tìm trên mạng sẽ thấy rất nhiều công ty kinh doanh loại đá này, với các tên khác nhau: đá khô, CO2 rắn, đá khói. Đá được bán với giá 35.000 đồng/kg, công dụng để làm lạnh thực phẩm, bảo quản mô sinh học, thiết bị y tế, phục hồi vết lõm trên bề mặt kim loại, sử dụng để vệ sinh máy móc. Ngoài ra đá còn dùng để bảo quản cả... thi hài.

    Uống không sao

    PGS.TS Trần Hồng Côn, giảng viên hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết, đây chính là nước đá khô hay còn gọi là đá khói, đá CO2, băng khói.

    Khác với loại đá thông thường được làm từ nước đóng băng, đá khô được sản xuất bằng cách nén khí dioxit carbon (CO2) thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt trong quá trình nén, sau đó cho CO2 lỏng giãn nở nhanh.

    Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm một phần CO2 bị đóng băng thành tuyết. Phần tuyết này sẽ được nén thành viên.

    "Chính bởi nhiệt độ thấp (khoảng - 78,5 độ C) và khi "thăng hoa", loại đá này bốc hơi thành khí chứ không như nước đá, tan ra thành nước. Đặc biệt, loại đá này cho vào nước uống sẽ chỉ làm lạnh nước chứ không làm loãng nước như đá viên bình thường", TS Côn nói.

    Trước nhiều ý kiến lo ngại loại đá này dùng để bảo quản cả thi hài, TS Côn phân tích, về bản chất, đá này vô hại. Người chẳng may uống vào cũng là uống một lượng nhỏ CO2 tan trong nước cũng không sao cả. Nó cũng giống như các loại nước có ga như coca, pepsi..

    Tuy nhiên, trường hợp người uống vào thấy hoa mắt chóng mặt ở đây là do hít phải khí CO2 qua đường hô hấp khi đưa cốc nước lên mũi chứ không phải qua đường uống. Người bị ngạt chỉ cần được đưa ra chỗ thoáng, nhiều oxy sẽ nhanh chóng ổn định trở lại.

    Về việc uống loại đá này thay đá viên hàng ngày, TS Côn cho rằng cả kể bán và uống cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, ngoài việc lâu tan thì loại đá này sẽ khiến người bán hàng khó bảo quản. Đá để trong tủ lạnh cũng tan vì nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn nhiệt độ đá. Ngoài ra giá nó lại cao gấp 3 lần các loại đá viên thông thường (đá viên thường 10.000-12.000 đ/kg), nên sẽ không có nhiều người sử dụng.

    Tiếp xúc nhiều gây bỏng lạnh, hoại thư tế bào

    TS Côn cảnh báo, nếu chẳng may chạm tay vào loại đá này thì nên đổ thêm nước vào tay, nếu chạm lưỡi thì nên uống thêm nước. Mọi người tuyệt đối không nên dứt mạnh tay hoặc lưỡi ra sẽ giống như ta sờ tay vào ngăn đông đá. Da sẽ bị dính chặt vào, dứt mạnh sẽ gây lột da.

    Đá trong tủ lạnh chỉ khoảng từ -5 độ hoặc -10 độ nhưng đá này lạnh rất sâu nên sẽ dính khá chặt. Với trường hợp da bị tiếp xúc với loại đá này quá lâu sẽ bị bỏng lạnh. Các tế bào sẽ bị chết, gây hoại thư tế bào nặng sẽ phải tháo khớp.

    Còn TS Hoàng Hoan, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam cho rằng, thông thường các chất đều có ngưỡng hóa học. Khi uống hoặc hít phải một lượng khí CO2 lớn sẽ gây độc tố. Tuy nhiên, dạng CO2 rắn này có nhiều cách làm, phải phân tích cụ thể thành phần mới có thể kết luận.

    "Người sử dụng cũng không nên quá lo ngại. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người dễ gặp loại đá này trong các tiệc cưới khi cô dâu chú rể rót sâm panh vào tháp đá. Chỉ cần tránh xa hoặc nếu tiếp xúc thì nên sử dụng găng tay cách nhiệt sẽ không gây nguy hiểm", các chuyên gia khuyên

    Khi trong nhà có khối đá khô lớn tuyệt đối không nên đóng cửa phòng kín. Khi đó lượng CO2 từ khối đá sẽ tỏa ra khiến người xung quanh bị ngộ độc khí CO2. Người bị nhiễm có thể ù tai, choáng, mất tri giác, thở nhanh, ra mồ hôi...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dan-mang-hoang-mang-voi-da-nua-ngay-khong-tan-a37460.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đá không tan nguy hiểm như thế nào?

    Đá không tan nguy hiểm như thế nào?

    Mới đây, trên nhiều website đã phản ánh về việc nhiều nhà hàng, quán nước sử dụng loại đá “không tan”, gây ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn...