(ĐSPL) - Đại gia Lê Ân vừa đón sinh nhật lần thứ 78 của mình bằng tin vui thắng kiện UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...
Tin tức trên báo Một thế giới, đại gia Lê Ân thay mặt Hội đồng Thanh lý của Ngân hàng VCSB (đã giải thể) vừa gửi đơn cho ông Nguyễn Văn Trình, chủ tịch UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), kiêm Trưởng ban chỉ đạo thi hành án tỉnh BR - VT, nhắc nhở vị lãnh đạo này tiến hành thi hành án đối với diện tích đất 20.000 m2, tại Bình Giã, thành phố Vũng Tàu.
Văn bản mà "lão đại gia Vũng Tàu" gửi cho ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, yêu cầu UBND tỉnh thực thi bản án hành chính phúc thẩm số 19/2015/HC-PT, do Tòa án tối cao tại TP.HCM tuyên ngày 09/03/2015.
Đại gia Lê Ân cho biết sự việc như sau:
13/07/1993, công ty Bình Giã đã gửi công văn 188/CV.KH cho Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, yêu cầu được hỗ trợ vay vốn ngân hàng, mục đích thanh toán tiền xây dựng đường Trần Phú (Vũng Tàu).
Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đã ký công văn 966A, gửi ngân hàng VCSB, đề nghị hỗ trợ cho công ty Bình Giã vay.
Văn bản đề nghị thi hành bản án hành chính phúc thẩm số 19/2015/HC-PT, do Tòa án tối cao tại TP.HCM tuyên ngày 09/03/2015 mà ông Lê Ân gửi cho chủ tịch UBND tỉnh BR-VT. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Đồng thời, UBND tỉnh cam kết: Tỉnh sẽ giao quyền sử dụng 20.000m2 đất tại 141, Bình Giã, thành phố Vũng Tàu và toàn bộ cơ sở vật chất trên đất, gồm: các căn nhà cũ, 14 căn nhà mới, cũng như cũng như các công trình ao hồ, cây cá kiểng làm tài sản thế chấp cho ngân hàng VCSB.
Căn cứ nghị định số 18/CP của chính phủ, Bộ luật dân sự năm 1995, vào ngày 14/06/1995, ngân hàng VCSB đã lập khế ước số 5404, tiến hành cho công ty Bình Giã vay vốn, để công ty này lấy tiền trả nợ cho công ty Xây dựng Dầu khí, là đơn vị thi công đường Trần Phú.
Thế nhưng, đến ngày 20/11/1995, công ty Bình Giã có công văn số 83/CV-BG gửi ngân hàng nhà nước tỉnh BR-VT và ngân hàng VCSB, căn cứ vào điều 7 và điều 16 nghị định số 18 CP của chính phủ và điều 737 Bộ luật dân sự năm 1995, "công ty Bình Giã tự nguyện giao toàn bộ tài sản thế chấp cho ngân hàng VCSB nhằm trừ vốn, lãi nợ vay của khế ước 5404".
Như vậy, kể từ ngày 20/11/1995, ngân hàng VCSB sở hữu toàn bộ tài sản đã hình thành trên 20.000 m2 đất và quyền sử dụng 20.000m2 đất tại 141, Bình Giã, thành phố Vũng Tàu. Thanh tra ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo VCSB hạch toán nội bản tài sản này để bảo đảm tiền gửi của dân. Ngày 12/10/1996, ngân hàng VCSB nộp thuế quyền sử dụng 20.000 m2 đất phi nông nghiệp là 17.982.160 đồng (mười bảy triệu chín trăm tám mươi hai ngàn một trăm sáu mươi đồng). Ngày 14/04/1998, ông Nguyễn Trọng Minh - Chủ tịch UBND tỉnh có công văn số 1091/UB-VP cho phép ngân hàng VCSB lập dự án "mở khu du lịch 141 Bình Giã".
Ngày 13/08/1999, VCSB bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Đến ngày 25/05/2000, VCSB buộc lòng bàn giao 20.000 m2 đất và tài sản gắn liền trên đất tại 141 Bình Giã, thế chấp cho ngân hàng VCB-VT để vay 97,5 tỷ đồng, dùng số tiền này trả tiền cho dân đã gửi tiết kiệm tại ngân hàng VCSB.
Ngày 04/01/2001, Tòa án nhân dân tỉnh BR-VT ra quyết định số 01/QĐ khẩn cấp kê biên toàn bộ tài sản của VCSB tại 141 Bình Giã, cấm chuyển dịch tài sản này bất cứ dưới hình thức nào để bảo đảm thi hành án.
Vụ án xảy ra tại VCSB xét xử phúc thẩm bản án 1366/PTHS ngày vào hai ngày 5&6/08/2003, tòa tuyên: Tài sản tại 141 Bình Giã mà VCSB đã thu trừ nợ vay hợp pháp được phát mải để thu hồi nợ vay.
Ngày 28/01/2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có văn bản 922/NHNN-CNH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về việc: Giải thể pháp nhân VCSB và VCSB được nhận lại tài sản dư nợ từ VCB - VT.
Ngày 20/06/2008, VCB-VT mới giải chấp tài sản tại 141 Bình Giã, trả lại cho VCSB, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 3549/UBND-VP ngày 10/06/2008.
Công văn mới này của UBND tỉnh đã "tréo ngoe" với công văn ký trước đó, ngày 04/12/2002. Theo đó, UBND tỉnh có quyết định 9729/QĐ-UB thu hồi 15.776,5 m2 đất trong tổng số 20.000m2 đất của VCSB tại 141 Bình Giã, thành phố Vũng Tàu, giao cho công ty Bình Minh sử dụng nhằm "cấn trừ đất, đổi lấy công trình" .
Đến ngày 07/02/2007, UBND tỉnh BR - VT tiếp tục ra quyết định 522/QĐ- UBND thu hồi 4.613,2 m2 đất còn lại tại 141 Bình Giã, thành phố Vũng Tàu, giao cho UBND thành phố Vũng Tàu xây dựng trường học.
Như vậy, với 2 quyết định 9729/QĐ-UB và 522/QĐ- UBND, UBND tỉnh BR-VT đã triệt tiêu hoàn toàn tài sản hợp pháp của VCSB tại số 141 Bình Giã, vi phạm pháp luật và và vi phạm Điều 136 Hiến pháp đã được bổ sung năm 1992.
Ngày 09/03/2015.bản án hành chính phúc thẩm số 19/2015/HC-PT, Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM tuyên:
Hủy bỏ quyết định 522/QĐ- UBND ngày 02/02/2007, thu hồi 4.613,2 m2 tại số 141 Bình Giã, thành phố Vũng Tàu. Đồng thời buộc UBND tỉnh BR-VT thực hiện thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho VCSB đối với diện tích 4.613,2 m2 tại số 141 Bình Giã.
Buộc UBND tỉnh BR-VT bồi thường cho VCSB 15.776,5 m2 loại đất sản xuất kinh doanh (thuộc đất phi nông nghiệp) theo khung giá đất của UBND tỉnh tại thời điểm thi hành án.
Trong ngày sinh nhật lần thứ 78, lão đại gia Vũng Tàu cười sảng khoái cho biết: "Được mất, mất được. Tôi rất vui vì thắng vụ kiện đã đeo đuổi trên 10 năm nay".
Nụ cười sảng khoái của đại gia Lê Ân trong sinh nhật lần thứ 78. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Đại gia không trao quyền thừa kế cho con
Tại thành phố biển Vũng Tàu, cái tên đại gia Lê Ân được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện liên quan đến sự giàu có và những người phụ nữ. Có dư luận phản ứng khi cho rằng ông là một kẻ chơi “ngông” và thích thể hiện khi cưới cô vợ trẻ kém ông 50 tuổi và mua siêu giường trị giá 6 tỉ đồng.
Trong sinh nhật gần đây nhất của mình, ông Lê Ân – Đại gia nổi tiếng chơi ngông với chiếc giường 6 tỉ đồng - đã quyết định trao quyền thừa kế tài sản cho 7 người trong họ tộc.
Theo đó, ông Lê Ân chọn 7 người trong gia đình và họ tộc để trao quyết định kế thừa, nhận nhiệm vụ quản lý khối tài sản trên 2.000 tỷ đồng để tiếp tục kinh doanh sinh lãi, phục vụ cho mục đích làm từ thiện. Đây là tất cả tài sản ông Lê Ân tích cóp hơn nửa thập niên qua.
Liền với đó, vị đại gia này cũng đến UBND phường 10, TP Vũng Tàu làm thủ tục giao 14 loại tài sản chủ yếu là những biệt thự cao cấp, nhiều căn nhà lầu và hàng chục hecta đất xây dựng tại Vũng Tàu trị giá hơn 2.000 tỷ đồng cho 7 người thân quản lý.
Ông Lê Ân nói: “Bảy người được chọn sẽ lĩnh lương của công ty để làm nhiệm vụ kế thừa 14 tài sản trị giá hàng ngàn tỉ đồng của tôi khi tôi già yếu. Họ sẽ phân công nhau điều hành kinh doanh kiếm lãi làm từ thiện”,
7 người kế thừa tài sản của đại gia Lê Ân bao gồm người vợ trẻ Mai Thị Mai cùng con gái của người vợ trước và cháu nội, cháu kêu ông bằng chú ruột, bác ruột với một người anh họ.
Được biết, ngoài quyết định kế thừa tài sản, đại gia còn trao cho 7 người này những quy định chi tiết dài 17 trang liên quan đến việc quản lý, điều hành Chương trình Từ thiện Lê Ân.
Thông thường, với ngưởi Việt, việc trao quyền thừa kế thường có sự ưu tiên cho con cả, bởi đó được coi là người lo hương khói cho cha mẹ khi khuất núi, cũng là "đầu tàu" lo lắng công việc gia đình. Thế nhưng, trong danh sách 7 người thừa kế số tài sản của đại gia Lê Ân, tuyệt nhiên không thấy ông nhắc tới người con trai cả của lão đại gia này với người vợ cả trong quyết định thừa kế. Lão đại gia này có 6 người con với vợ cả tên Lê Ngọc Lan, nhưng dường như, những người con này chỉ đem đến cho ông sự thất vọng, đau khổ.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
[mecloud]uvPXHsByMB[/mecloud]