+Aa-
    Zalo

    Cư dân mạng thích thú với ngày Ngưu Lang - Chức Nữ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày 7/7 âm lịch hàng năm là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau. Dân gian Việt Nam gọi là ngày lễ Thất tịch.

    (ĐSPL) - Ngày 7/7 âm lịch hàng năm là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau. Dân gian Việt Nam gọi là ngày lễ Thất tịch.

    Ngày lễ Qixi hay lễ hội mưa ngâu (7/7 âm lịch) đã có xuất hiện ở Trung Quốc từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước CN đến năm 220 sau CN), bắt nguồn từ một truyền thuyết.

    Chàng chăn bò Ngưu Lang đã gặp yêu và lấy Chức Nữ, nàng tiên út xinh đẹp nhất làm vợ. Họ sinh hạ được hai người con. Vương Mẫu, mẹ của Chức Nữ vô cùng tức giận và bắt nàng về Thiên đình, đồng thời rút trâm cài đầu hóa sông Ngân Hà cản đường đi tìm vợ của Ngưu Lang. Tuy nhiên, loài chim ô thước ở dưới hạ giới thương cảm cho hai người, nên cứ vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm chúng lại bay lên thiên đình kết thành chiếc cầu qua dòng sông để giúp vợ chồng Ngưu Lang-Chức Nữ được gặp mặt.

    Dù không phải là một ngày lễ ở Việt Nam, tuy nhiên, vì ý nghĩa tình yêu trong sáng, cảm động của nó mà trên các trang mạng xã hội, rất nhiều người bày tỏ cảm xúc, sự quan tâm của mình tới lễ Thất tịch.

     
     
     
     Rất nhiều dòng tâm trạng của các bạn trẻ hôm nay đều có liên quan tới lễ Thất tịch.

    Ngoài ra, trong ngày Thất tịch ở Việt Nam người ta thường đổ về Chùa Hà cầu tình. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý. Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.

    Người xưa cho rằng đến chùa Hà cầu duyên vào ngày này sẽ gặp may mắn trong tình yêu, tình duyên sẽ suôn sẻ, hạnh phúc nên từ sáng sớm nhiều người đã có mặt ở chùa hương khói để cầu khấn. Mỗi người đều mang một nỗi niềm riêng đi đến lễ chùa vào ngày thiêng liêng này nhưng ai cũng mong mình tìm được ý trung nhân như ý, cầu mong sự an bình cho hạnh phúc lứa đôi.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cu-dan-mang-thich-thu-voi-ngay-nguu-lang---chuc-nu-a44170.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan