+Aa-
    Zalo

    Chuyển hóa vất vả thành niềm vui

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một ngày, tôi bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”…

    Một ngày, tôi bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”…

    Tôi của trước đây cũng như bao cư dân mạng khác, hằng ngày lên mạng lướt tin, đọc báo, bình luận dạo mà không biết một bài báo, bản tin được làm ra như thế nào, cũng chẳng quan tâm tác giả đã vất vả ra sao để mang được một bài viết đến với bạn đọc.

    Thế rồi một ngày, tôi vô tình nhận được thông tin tạp chí Đời sống & Pháp luật tuyển dụng vị trí biên dịch viên. Lúc này, tôi mới bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”…

    Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nghề báo là một trong những nghề nhạy cảm, mang đầy đủ yếu tố chịnh trị - văn hóa - xã hội và phản ánh hiện thực của đời sống con người.

    Ngoài ra, nghề báo đòi hỏi tính kịp thời và chuẩn xác tuyệt đối, nhằm đưa được những thông tin nóng hổi một cách nhanh chóng và xác thực đến với bạn đọc.

    Tôi bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”…

    Quan trọng là những người làm báo đều chấp nhận “dấn thân” để cho “ra đời” những “đứa con tinh thần” ưu tú nhất.

    Bỡ ngỡ và lo lắng nhưng với một du học sinh mới về nước như tôi khi đó, nếu được làm việc trong một môi trường uy tín và chuyên nghiệp thì quả là một cơ hội tuyệt vời. Tôi đã quyết định nộp đơn xin việc và may mắn trở thành người được chọn.

    Ngày đầu tiên đến tòa soạn, trái với sự uy nghiêm trong tưởng tượng, trước mắt tôi là cảnh tượng náo nhiệt chẳng khác gì một “khu chợ” đông người.

    Mọi người không ngừng hò nhau “làm tin này chưa”, “có sự kiện nóng cập nhật nhanh nhé”, “có vụ xảy ra ở… đến hiện trường ngay”… Thậm chí, còn cả những lời tranh luận to tiếng khiến tôi sợ hãi nhưng rồi sau đó họ lại cười nói với nhau vui vẻ bởi đã tìm được quan điểm chung và chính xác nhất cho đề tài.

    Với một người khá nội tâm, lại chập chững bước vào nghề như tôi chẳng khác gì một cánh chim lạc đàn.

    Công việc chính của tôi là nắm bắt tình hình thời sự quốc tế rồi biên dịch lại để chuyển đến bạn đọc trong nước. Khi sản phẩm đầu tiên của tôi được xuất bản, trong lòng tôi trào dâng một niềm vui khó tả, càng hạnh phúc hơn khi sản phẩm của tôi nhận được nhiều lượt xem của bạn đọc.

    Tuy nhiên, bện dưới phần bình luận về bài viết, bên cạnh những đánh giá hay quan điểm của bạn đọc về nội dung, có không ít những bình luận tiêu cực khiến tôi tổn thương vô cùng, dù tôi biết đó chỉ là những lời bình luận dạo, không có tính chuyên môn.

    Tôi chia sẻ tâm trạng với một người đồng nghiệp của mình và cô ấy nói rằng: “Ai cũng từng bị như vậy mà! Anh hãy nhìn vào những phê bình tích cực chứ đừng bận tâm đến những bình luận cực đoan”.

    Tôi chợt nghĩ lại thời điểm mình chưa vào nghề, đã từng có lúc tôi cũng đưa ra những bình luận cực đoan như vậy vào chính những sản phẩm mà những người đồng nghiệp của tôi phải rất vất vả mới có thể hoàn thành.

    Tôi càng thấy tự trách hơn khi ngày càng được tận mắt chứng kiến sự vất vả đó, đặc biệt khi đa số những đồng nghiệp của tôi là nữ.

    Như vào ngày lịch sử diễn ra trận chung kết AFF 2018, chúng tôi bật chế độ “tác chiến điện tử”. Các anh chị em phân công nhiệm vụ rõ ràng, người ở tòa soạn tường thuật trực tiếp trận đấu, người vác “súng ống” đích thân tiến vào “chiến trường” để có thể cập nhật liên tục tình hình trong và bên ngoài sân vận động Mỹ Đình.

    Lúc trận đấu hết hiệp 1 cũng là lúc những chiếc bánh, hộp mỳ được mọi người lôi ra xử lý nhanh chóng để bước vào hiệp 2. Tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên. “Việt Nam vô địch! Việt Nam vô địch!”, “Đẩy tin nhanh anh em ơi!”, “Phóng vấn cảm xúc của người hâm mộ”, “Ảnh hiện trường về”,…

    Ngoài kia cờ đỏ sao vàng rợp trời thì tại tòa soạn, chúng tôi cũng có cách “đi bão” của riêng mình. Đó là lan tỏa niềm vui chiến thắng đến toàn bộ người dân trên mảnh đất hình chữ S và tới cả những người Việt xa xứ.

    Khi xong việc cũng là lúc trời đã khuya. Dù ai cũng than mệt mỏi rã rời nhưng với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt, tôi hiểu rằng những người đồng nghiệp của mình đang vô cùng vui vẻ và mãn nguyện, bởi họ vừa hoàn thành xuất sắc “trận đấu” của mình.

    Chứng kiến sự cống hiến, đam mê của những người đồng nghiệp, ngọn lửa nghề báo trong tôi không ngừng rực cháy.

    Tôi hiểu một cách đơn giản rằng, nếu trên sân bóng các cầu thủ chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng thì với những người làm báo là chuyển hóa vất vả thành niềm vui.

    Hoa Vũ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-hoa-vat-va-thanh-niem-vui-a357527.html
    Tôi đi làm báo

    Tôi đi làm báo

    Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, đáng lẽ tôi sẽ là một kỹ sư lập trình. Thế nhưng, duyên phận lại đẩy đưa tôi đến với nghề báo.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tôi đi làm báo

    Tôi đi làm báo

    Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, đáng lẽ tôi sẽ là một kỹ sư lập trình. Thế nhưng, duyên phận lại đẩy đưa tôi đến với nghề báo.