+Aa-
    Zalo

    Chức năng thận của người phụ nữ 35 tuổi "già" như 60 vì 6 thói quen lười biếng

    (ĐS&PL) - Những thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 6 thói quen lười biếng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

    Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bác sĩ chuyên khoa thận tại Bệnh viện đa khoa Tam Quân, tại Đài Loan, Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện cảnh tỉnh về một nữ nhân viên văn phòng 35 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do lười uống nước và đi vệ sinh.

    Bệnh nhân có các triệu chứng như tiểu ra máu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, sốt cao 39,5 độ. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Tường chẩn đoán người phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng dẫn đến viêm thận cấp tính, khiến chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, chỉ tương đương với người già 60 - 70 tuổi.

    Tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ Tường phát hiện nguyên nhân chính là do người phụ nữ lười uống nước và nhịn tiểu trong thời gian dài. Việc này khiến nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và biến chứng thành viêm thận cấp.

    Nữ nhân viên văn phòng 35 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do lười uống nước và đi vệ sinh.

    Nữ nhân viên văn phòng 35 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do lười uống nước và đi vệ sinh.

    Bác sĩ Tường cảnh báo, uống quá ít nước có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là tổn thương thận. Nếu không thay đổi thói quen sinh hoạt, người phụ nữ này có nguy cơ cao phải chạy thận khi bước vào tuổi 60.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 2 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến lối sống lười vận động, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, bệnh thận và ung thư. Bác sĩ Tường cũng liệt kê 6 thói quen lười biếng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe:

    Nhịn tiểu

    Y học hiện đại cho rằng việc nhịn tiểu và đại tiện có hại cho cơ thể và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhịn tiểu lâu có thể gây trào ngược nước tiểu, dẫn đến viêm thận, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Ngoài ra, việc nhịn tiểu còn có thể gây ngất khi đi tiểu. Người cao tuổi có khả năng co mạch kém, dễ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

    Thức khuya, thiếu ngủ

    Thói quen thức khuya không chỉ là một thói quen không tốt, nó còn là một yếu tố có thể gây nguy cơ tử vong cao.

    Thói quen thức khuya không chỉ là một thói quen không tốt, nó còn là một yếu tố có thể gây nguy cơ tử vong cao.

    Thói quen thức khuya không chỉ là một thói quen không tốt, nó còn là một yếu tố có thể gây nguy cơ tử vong cao. Tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy người thức khuya có tỷ lệ tử vong sớm và cao hơn khoảng 10% so với những người có giấc ngủ đủ và chất lượng. Các nghiên cứu tương tự cũng cho thấy những người ngủ ít có tỷ lệ tử vong cao hơn, ví dụ như người ngủ dưới 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn khoảng 12%.

    Bởi thức khuya và thiếu ngủ kéo dài ảnh hưởng xấu tới cơ thể theo rất nhiều cách. Bao gồm: làm rối loạn đồng hồ sinh học, suy giảm hệ miễn dịch, tăng tốc độ lão hóa, tăng khả năng viêm nhiễm và ung thư, rối loạn hormone, suy giảm chức năng não bộ và nội tạng, tăng cân, trầm cảm, tăng nguy cơ đột quỵ… cùng rất nhiều bệnh mãn tính khác.

    Tuy nhiên, không phải ngủ càng nhiều thì càng tốt, thậm chí ngủ nhiều còn làm tăng nguy cơ bệnh tật và đoản thọ. Tốt nhất là nên ngủ ít nhất 6 giờ và không ngủ quá 9 giờ một ngày để khỏe mạnh, sống thọ. Quan trọng là đảm bảo 80% thời gian ngủ vào ban đêm và nên đi ngủ trước 23 giờ hàng ngày, tốt nhất cho sức khỏe là ngủ vào khoảng 21 - 22 giờ.

    Lười uống nước

    Hoạt động của các mô và cơ quan trong cơ thể con người phụ thuộc vào nước. Ngoài nhu cầu cung cấp nước của thận, việc không uống đủ nước còn có thể khiến máu lưu thông chậm, não bị suy yếu cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh về não, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ...

    Với người trưởng thành, nên uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày (240 ml/cốc), uống chậm thành từng ngụm nhỏ và có thể thay đổi theo lịch trình hoạt động cũng như môi trường. Nên bổ sung nước khi thức dậy, trước và sau bữa ăn... điều này không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà còn giúp giảm lượng calo nạp vào, thoát khỏi nguy cơ béo phì cũng như các bệnh mãn tính.

    Ngồi lâu một chỗ

    Tiến sĩ Hong Yongxiang (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, có vô số nghiên cứu chứng minh thói quen ngồi lâu một chỗ có hại cho tuổi thọ. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “'Ngồi lâu sẽ gây béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư và rất nhiều các vấn đề sức khỏe khác. Thống kê có khoảng 2 triệu người chết vì nó mỗi năm”.

    Về vấn đề này, nghiên cứu của Đại học Sydney ở Úc cho thấy so với những người ngồi dưới 4 giờ mỗi ngày, những người ngồi từ 8 - 11 giờ có nguy cơ tử vong cao hơn 15%. Những người ngồi nhiều hơn 11 giờ có nguy cơ tử vong tăng tới 40% so với bình thường. Nghiên cứu cũng đề cập rằng ngồi trên ghế sofa xem TV liên tục sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn trung bình 22 phút mỗi giờ.

    Có vô số nghiên cứu chứng minh thói quen ngồi lâu một chỗ có hại cho tuổi thọ.

    Có vô số nghiên cứu chứng minh thói quen ngồi lâu một chỗ có hại cho tuổi thọ.

    Bởi chỉ cần bạn ngồi trong 30 phút, tốc độ lưu thông máu của cơ thể sẽ giảm 70%. Tức là máu sẽ đặc hơn, khiến mạch máu dễ bị tắc nghẽn, gây cao huyết áp và xơ cứng động mạch, đồng thời tăng cường nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, ngồi lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 2,5 lần và nguy cơ mắc bệnh ung thư lên 21%.

    Tiến sĩ Hong cũng lưu ý rằng tác hại của việc ngồi trong thời gian dài không thể được bù đắp bằng thói quen tập thể dục. Nói cách khác, những người thường xuyên ngồi trong thời gian dài, ngay cả khi họ duy trì thói quen tập thể dục hơn 150 phút mỗi tuần, vẫn có mức độ cao mắc các bệnh nêu trên.

    Lười đi khám sức khỏe

    Nhiều bệnh nhân mắc ung thư cũng như các căn bệnh nguy hiểm chỉ được chẩn đoán sau khi xuất hiện các triệu chứng nặng và đã bỏ lỡ thời gian điều trị vàng.

    Lười sử dụng não

    Ít cơ hội sử dụng não bộ sẽ khiến não bị thoái hóa nhanh chóng, không chỉ khiến trí nhớ trở nên kém đi mà tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Ngoài việc rèn luyện trí não thông qua việc đọc, viết, tính nhẩm hàng ngày mà không cần dựa vào máy tính hay thử thách những điều mới mẻ, các chuyên gia cũng cho rằng, việc giao tiếp, trò chuyện, tận hưởng các hoạt động giải trí đều là những cách tốt để tăng cường trí não

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chuc-nang-than-cua-nguoi-phu-nu-35-tuoi-gia-nhu-60-vi-6-thoi-quen-luoi-bieng-a449111.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan