+Aa-
    Zalo

    Đi tắm biển, nhiều người bị sữa biển tấn công

    (ĐS&PL) - Trước khi đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân đã đi tắm biển và bị sứa lửa tấn công.

    Theo Tuổi Trẻ, trưa 24/7, ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi, phó trưởng phòng điều hành Phòng kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết Bệnh viện Da liễu đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với sứa biển.

    Mới đây, một bệnh nhân nam, 47 tuổi, ngụ ở quận Tân Phú, TP.HCM đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng da vùng chân xuất hiện nhiều vết thương dài, mảng hồng ban sưng nề, có những vùng bị loét sâu kèm mủ vàng đục.

    Cánh tay nhiều vết hoại tử của nữ bệnh nhân bị sứa đốt. Ảnh: Tạp chí Tri Thức

    Cánh tay nhiều vết hoại tử của nữ bệnh nhân bị sứa đốt. Ảnh: Tạp chí Tri Thức

    Bệnh nhân kể lại trước đó vài ngày, ông đã đi tắm biển ở Vũng Tàu và bị sứa biển quất vào chân. Sau khi lên bờ, da vùng chân bên trái của bệnh nhân bị sưng nề, các đường lằn dọc theo vết quất chuyển màu đỏ phồng rộp và nổi bóng nước.

    Tương tự, một bệnh nhân nữ 55 tuổi, ngụ ở Phan Thiết, đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám với tình trạng cánh tay phải có nhiều vùng bị viêm da tiếp xúc dị ứng, nổi những mảng hồng ban, sưng phù kèm những chỗ bị loét, chảy mủ và hoại tử. Bà chia sẻ trước đó vài ngày, bà đã đi tắm biển và bị sứa lửa "tấn công".

    Tạp chí Tri Thức dẫn lời ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, cho biết đây là hai trong số rất nhiều trường hợp bị viêm da tiếp xúc do sứa biển được đơn vị này tiếp nhận từ đầu hè đến nay.

    Có nhiều loại sứa tại các vùng biển Việt Nam, trong đó, sứa lửa có nhiều xúc tu với các tế bào có chứa chất gây kích ứng, dị ứng và gây độc. Nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, các chất độc này sẽ bám vào da và xâm nhập cơ thể.

    Khi bị sứa lửa đốt, bệnh nhân có thể có những triệu chứng đau nói dữ dội như bị kim đâm hay roi quất vào da, nổi mẩn đỏ và sưng lan rộng ra các vùng xung quanh, ngứa rát trong nhiều ngày. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng toàn thân như buồn nôn và nôn, khó thở, tăng nhịp tim…

    Khi phát hiện bị sửa đốt, mọi người cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó, sử dụng nhíp hoặc đeo găng tay để loại bỏ các xúc tu sứa còn bám trên da; tuyệt đối không dùng tay trần vì có thể bị dính nọc của sứa và làm lây lan vùng da bệnh. Để giảm đau và sưng tấy, mọi người nên dùng khăn lạnh hoặc túi chườm đá chườm lên vết thương; tránh chườm trực tiếp đá lên da.

    Sau khi sơ cứu, nạn nhân cần đến khám các cơ sở có phòng khám da liễu hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.

    Bác sĩ Nhi cũng nhấn mạnh mọi người tuyệt đối không được tự điều trị vết thương do sứa biển bằng các phương pháp dân gian, đắp lá, đắp thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây ra tình trạng nặng hơn, thương tổn lan rộng hoặc nhiễm trùng da.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/i-tam-bien-nhieu-nguoi-bi-sua-bien-tan-cong-a448860.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan