+Aa-
    Zalo

    Chồng đang ngáy to rồi lại ngưng bặt và những điều người làm vợ nên biết về bệnh lý ngủ ngáy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo các chuyên gia, những người ngủ ngáy kèm theo ngưng thở thì đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.

    Theo các chuyên gia, những người ngủ ngáy kèm theo ngưng thở thì đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.


    Ngủ ngáy có lẽ là biểu hiện rất hay gặp ở các đấng mày râu. Tuy nhiên, nhiều người vợ nên biết rằng, đây là một bệnh lý rất nguy hiểm.

    Theo đó, những người ngủ ngáy kèm theo ngưng thở nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí gây tử vong.

    Liên quan đến bệnh lý này, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên chú ý. Nếu phát hiện ra tình trạng ngủ ngáy ngừng thở, tốt nhất các bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

    Trước đó, theo chia sẻ trên báo giới, PGS.TS Chu Thị Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai) đã thông tin, ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Trong đó, ngủ ngáy là một trong những dấu hiệu đặc trưng của hội chứng này.

    Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nguy hiểm cho con người, thậm chí có thể gây tử vong.

    Nhiều người vẫn cho rằng, ngủ ngáy không phải là bệnh lý và ít được quan tâm. Do đó, việc phát hiện sớm hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng gặp nhiều khó khăn.

    Đối với bệnh lý này, mọi người cần lưu ý trước một số triệu chứng khác như: Hay buồn ngủ vào ban ngày; thức giấc nhiều lần trong đêm; đi tiểu đêm nhiều; đau đầu buổi sáng; giảm trí nhớ, kém tập trung khi làm việc…

    Các chuyên gia khuyến cáo, ngủ ngáy kèm ngưng thở là một bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa

    Các bác sĩ cho biết, nhóm đối tượng dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: Những người thừa cân, béo phì; người mắc bệnh tăng huyết áp; những người có bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm đường hô hấp… Ngoài ra, nam giới thường xuyên hút thuốc lá; dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc an thần; phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng tiềm ẩn nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

    Với những người ngủ ngáy đơn thuần, tác hại lớn nhất là gây ra tiếng ồn khó chịu cho người xung quanh. Còn với những người ngáy kèm theo ngưng thở thì đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm.

    Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để phát hiện bệnh nhân ngủ ngáy thông thường hay ngủ ngáy kèm theo hội chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà, cách duy nhất là nhờ những người ngủ bên cạnh theo dõi.

    Bởi lẽ, bệnh nhân trong khi ngủ không thể tự phát hiện được mình có ngáy hay ngưng thở hay không. Điều này khó khăn hơn với những người sống độc thân hoặc thường xuyên ngủ một mình. Những đối tượng này cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp bởi các thiết bị máy móc đo giấc ngủ. Qua đó, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Nếu bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống, giảm cân, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần…

    Ở mức độ trung bình, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà nếu nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng.

    Ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở, gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chong-dang-ngay-to-roi-lai-ngung-bat-va-nhung-dieu-nguoi-lam-vo-nen-biet-ve-benh-ly-ngu-ngay-a201928.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giải mã chứng mất ngủ của đàn ông

    Giải mã chứng mất ngủ của đàn ông

    (ĐSPL) Chứng mất ngủ không còn xa lạ gì với chúng ta nữa, đặc biệt là đối với đàn ông ở độ tuổi trên 35. Vậy làm thế nào để cải thiện chứng mất ngủ?