Tăng giá khám chữa bệnh, mở rộng mức chi trả cho người nhiễm HIV/AIDS...là những điểm mới bắt đầu từ tháng 1/2019.
Doanh nghiệp phải công khai việc đóng BHXH, BHYT
Thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, Nghị định 149/2018/NĐ-CP ban hành ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, từ 01/01/2019 người sử dụng lao động phải công khai 7 nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc liên quan.
Trong các nội dung này, đáng chú ý là quy định: Người sử dụng lao động phải công khai các thông tin trích nộp kinh phí công đoàn, phí đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, nội quy, quy chế liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, thỏa ước lao động tập thể, việc trích lập hay sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại….
Bên cạnh đó là quy định người lao động được tham gia ý kiến liên quan về: Công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong đó, người lao động được tham gia ý kiến về công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;… Đây là điểm mới của quy định này.
Người lao động được quyết định, được kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động…
Hình thức thực hiện dân chủ theo Nghị định 149/2018/NĐ-CP là thông qua các hệ thống thông tin nội bộ, hòm thư góp ý kiến; kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hay các hình thức khác do doanh nghiệp quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.
Tăng giá khám bệnh BHYT từ 15/01/2019
Từ 15/01/2019, giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc sẽ được áp dụng theo Thông tư 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế do thay đổi mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng. Do vậy, mức giá điều chỉnh tăng bình quân 3,23%, trong đó giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 11,1%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3,01%.
Cụ thể, giá dịch vụ lượt khám bệnh ở bệnh viện hạng đặc biệt và hạng một tăng từ 33.100 đồng lên 37.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng hai tăng từ 29.600 đồng lên 33.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng ba tăng từ 26.600 đồng lên 29.000 đồng/ lượt; bệnh viện hạng bốn và trạm y tế xã tăng từ 23.300 đồng lên 26.000 đồng/lượt. Cùng với giá khám bệnh, giá một số dịch vụ khác cũng điều chỉnh tăng, như giá giường điều trị hồi sức tích cực, ghép tạng; giường bệnh hồi sức cấp cứu; giường bệnh ở các khoa: truyền nhiễm, hô hấp, huyết học, ung thư, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nhi, tiêu hóa, nội tiết, dị ứng, cơ - xương - khớp, da liễu, tai - mũi - họng...
Giá ngày giường điều trị cũng tăng tương ứng, trong đó tiền ngày giường cho bệnh nhân hồi sức tích cực, ghép tủy, ghép tạng, ghép tế bào gốc tại bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt tăng lên 753.000đ/ngày (cao hơn gần 70.000đ/ngày so với hiện hành). Tại bệnh viện hạng 1, giá giường tăng từ 615.600 đồng lên 678.000 đồng.
Giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng lên 441.000 đồng. Ở bệnh viện hạng 4, giá dịch vụ này là 242.000 đồng, tăng gần 21.000 đồng so với giá cũ.
Mở rộng việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS
Có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, Thông tư 27/2018/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện BHYT và khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS. Cụ thể, quy định việc lập danh sách, đóng BHYT; phạm vi quyền lợi BHYT; khám bệnh, chữa bệnh, chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện BHYT, khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV.
Theo đó, người tham gia BHYT nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được Quỹ BHYT chi trả: Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả); xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng virus HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh; xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả); điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Thực hiện chế độ BHYT và mai táng phí đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài
Có hiệu lực từ ngày 30/01/2019, Thông tư 170/2018/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 102/2018/NĐ-CP ngày 20/07/2018 quy định về chế độ hỗ trợ và chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài. Riêng về chế độ BHYT và mai táng phí, theo hướng dẫn tại Thông tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện 02 chế độ này theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 102/2018/NĐ-CP.
Cụ thể trường hợp về nước định cư thì “kể từ tháng về nước định cư, được hưởng chế độ BHYT như đối tượng người có công với cách mạng, cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về BHYT; khi từ trần người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành”. Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách đối với đối tượng hoặc thân nhân đối tượng, trong đó có điều kiện hưởng BHYT, trợ cấp mai táng phí; hướng dẫn đối tượng hoặc thân nhân đối tượng lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, tiếp nhận, rà soát, tổng hợp, lập danh sách, chuyên hồ sơ đối tượng hoặc thân nhân đối tượng về UBND cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị) để giải quyết chế độ hỗ trợ theo thẩm quyền và quy trình, trách nhiệm giải quyết. UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện chặt chẽ,
Nam Anh