(ĐSPL) - Nghiên cứu mới cho thấy, Trung Quốc hiện đang triển khai hệ thống phát hiện tiếng động dưới đáy biển để phục vụ cho chiến tranh chống tàu ngầm.
Theo tạp chí The Diplomat, có những bài học về quân sự đã được đúc kết từ rất nhiều năm trước đây nhưng vẫn có thể áp dụng cho nhiều năm sau. Và Trung Quốc là một trong những trường hợp điển hình khi phát hiện ra chiến lược mới này thông qua những tài liệu nghiên cứu từ hàng ngàn năm trước.
Chiến lược cũ tái chế
Hai học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã tình cờ phát hiện ra một bước ngoặt mới trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Bắc Kinh. Phía Trung Quốc cũng cho rằng, nếu được triển khai một cách có bài bản và đầy đủ thì có thể có đối phó được với chiến lược của Mỹ ở khu vực Châu Á–Thái Bình Dương.
|
Sơ đồ mức độ tiếp cận của Chiến lược A2/AD |
Trong số báo ra tháng trước của Tạp chí Hải Quân của Mỹ, Lyle Goldstein và Shannon - hai người đã khám phá ra các nghiên cứu này của Trung Quốc - cho biết: Bắc Kinh đã triển khai các hệ thống phát hiện âm thanh dưới đại dương ở phía bên ngoài của bờ biển Trung Quốc với mục đích để giám sát hoạt động tàu ngầm nước ngoài ở gần vùng biển của họ. Các tạp chí Trung Quốc như "Khoa học Sơn Đông", "Khoa học Trung Quốc hàng ngày"… cũng đã xác nhận đây là bước đột phá quan trọng trong công nghệ quân sự của đất nước.
Với những phát hiện mới, hai nhà nghiên cứu Goldstein và Knight một lần nữa khẳng định khai thác văn bản mã nguồn mở bản địa có thể sẽ là một kho tàng nghiên cứu học thuật và kỹ thuật quan trọng phục vụ cho các hoạt động cần thiết của một quốc gia. Báo chí Trung Quốc cũng thông tin rằng nước này đang thiếu nguồn kinh phí để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng liên quan đến quân sự và công nghệ năng lượng. Rõ ràng là đầu tư vào việc triển khai hệ thống A2/AD là một việc hoàn toàn không đơn giản nhằm đảo ngược nhược điểm của quân đội Trung Quốc.
Và thực tế áp dụng
Việc phân tích đầy đủ các văn bản cũng như những nghiên cứu liên quan đến phát hiện này vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để có thể đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ vào bờ biển Trung Quốc khi mà mọi thống tin đều được công khai trên báo chí. Nếu Trung Quốc có thể hoàn thiện được công nghệ mới này, thì việc đối phó với chiến lược không-biển (ASB) của Mỹ là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, cơ quan tác chiến của quân đội Mỹ cũng khẳng định có đủ khả năng duy trì hoạt động tại những khu vực đang bị đối phương thực thi chiến lược A2/AD. Điều này ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng ở khu vực tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang xây dựng chiến lược A2/AD nhằm đẩy lực lượng Mỹ khỏi vùng biển này. Nếu như tình huống này xảy ra thì chắc chắn một cuộc xung đột sẽ được Mỹ triển khai bằng hệ thống tên lửa Tomahawk. Phía Mỹ cũng đang cân nhắc các yếu tố nhằm triển khai hệ thống tàu ngầm hạt nhân , đặc biệt là phiên bản mới tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia.
Trong vài năm tới, Trung Quốc cũng có thể trang bị thêm máy bay chiến đấu Su-35, hệ thống phòng không S-400, máy bay chiến đấu thế hệ 5 và các loại vũ khí tiên tiến khác. Các chiến lược gia Mỹ dường như cũng có những quân bài của họ, khi Trung Quốc vẫn không ngừng đẩy mạnh chiến lược A2/AD nhằm đẩy quân đội Mỹ ra xa khỏi vùng biển của đất nước này.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-luoc-chong-tau-ngam-cua-trung-quoc-a31848.html