+Aa-
    Zalo

    Cách xem hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ ngày 19/11

    (ĐS&PL) - Người dân Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới chuẩn bị được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ. Người xem có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực trực tiếp bằng mắt thường.

    Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trời đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Theo đó, điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trời thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái đất ở giữa.

    Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trời so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

    Vào ngày mai (19/11) theo giờ Việt Nam, người yêu thiên văn trên thế giới có thể xem hiện tượng nguyệt thực một phần. Người xem có thể quan sát nguyệt thực trực tiếp bằng mắt thường, không cần đến thiết bị bảo hộ.

    nguyet thuc dai nhat trong hon 500 nam se dien ra cuoi tuan nay dspl

    Ngày mai (19/11), Việt Nam đón nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ.

    Được biết, đây là lần nguyệt thực thứ 2 và cũng là nguyệt thực cuối cùng của năm 2021. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản như các kỳ nguyệt thực thông thường, đây là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ, cũng là lần nguyệt thực dài nhất trong vòng 580 năm trở lại đây.

    Tổng thời gian diễn ra hiện tượng nguyệt thực lần này khoảng 3 tiếng 28 phút, dài hơn rất nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 giờ 43 phút.

    Theo trang Time & Date, lần này, tỉ lệ diện tích Mặt trời bị che phủ lên đến 97%, bởi vậy nó gần như tương đương với nguyệt thực toàn phần.

    Nguyệt thực tại Việt Nam ngày 19/11

    Tại Việt Nam, phần lớn hiện tượng nguyệt thực diễn ra vào lúc trăng chưa mọc. Vì vậy, người dân Việt Nam chỉ có thể quan sát một phần hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

    Tại những nơi trời ít mây và có góc nhìn rộng về phía Đông, bạn sẽ quan sát được một hiện tượng nguyệt thực một phần. Phần đĩa sáng của Mặt trời bị che khuất bởi chính bóng tối của Trái đất sẽ tối đi rõ rệt và chuyển sang màu đỏ thẫm.

    Nguyệt thực bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại khoảng 16h và kết thúc vào lúc 17h47 ngày 19/11 (giờ Hà Nội).

    Ở Hà Nội, kể từ khi Mặt trời xuất hiện ở đường chân trời, người dân sẽ có khoảng 30 phút để quan sát giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần.

    Độ che phủ cực đại tại Hà Nội là 0,382 (tức là 38,2% đĩa sáng của Mặt trời nằm trong vùng bóng tối hoàn toàn của Trái đất).

    Tại TP.HCM, 17h26 Mặt trời mới mọc và nó ở rất gần chân trời vào thời điểm đó. Do đó người dân tại đây cũng như ở khu vực phía Nam nói chung sẽ gần như không quan sát được hiện tượng này, trừ khi có góc nhìn thấp tới sát chân trời phía Đông. Độ che phủ cực đại ở khu vực này chỉ là 0,192 (19,2% đĩa sáng Mặt trời nằm trong vùng bóng tối.)

    Các khu vực khác có thể được suy ra từ 2 thành phố nêu trên. Càng đi lên phía Bắc thì khoảng thời gian quan sát được càng dài và độ che phủ càng lớn.

    Tuy khoảng thời gian để quan sát nguyệt thực tại Việt Nam khá ngắn ngủi, nhưng nếu may mắn ở vị trí thuận lợi, người dân vẫn có thể chứng kiến một phần của hiện tượng thiên nhiên này.

    Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-xem-hien-tuong-nguyet-thuc-dai-nhat-the-ky-ngay-19-11-a519609.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan