+Aa-
    Zalo

    Cách đơn giản mẹ có thể làm để giúp con hết táo bón

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu không được điều trị dứt điểm, táo bón ở trẻ em có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

    Táo bón là triệu chứng phổ biến ở trẻ dưới 6 tuổi, tưởng chừng như đơn giản, khiến nhiều phụ huynh chủ quan. Nhưng thực tế, nếu không được điều trị dứt điểm, táo bón ở trẻ em có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như gây biếng ăn, trẻ chậm lớn, còi cọc, ruột già suy yếu và có nguy cơ thủng ruột, nứt kẽ hậu môn…

    Táo bón tuy là "chuyện nhỏ" nhưng nếu không trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

    Cách xác định trẻ bị táo bón

    Dựa vào số lần đi ngoài của trẻ trong 1 ngày, bố mẹ có thể xác định được trẻ bị táo bón hay không. Bố mẹ nên chú ý theo dõi và có biện pháp khắc phục sớm khi tần suất đại tiện của trẻ như sau:

    • Trẻ sơ sinh tháng đầu tiên: đi ngoài dưới 2 lần/ ngày

    • Trẻ bú mẹ: từ 2 ngày trở lên mới đi ngoài một lần.

    • Trẻ lớn: từ 3 ngày trở lên mới đi ngoài một lần.

    Tuy nhiên, khoảng cách ngày đi vệ sinh chỉ là một yếu tố để nhận biết trẻ bị táo bón. Có những bé 2-3 ngày mới đi vệ sinh một lần nhưng phân vẫn xốp, mềm, đại tiện dễ dàng thì bố mẹ yên tâm rằng trẻ không bị táo bón.

    Do phân bị hấp thu lại một phần nước nên khi bị táo bón, phân trở nên rắn, khô, thường vón lại từng cục tròn nhỏ như phân dê, khiến bé đại tiện khó khăn, phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát hậu môn. Với những trường hợp nặng, phân của trẻ có thể dính máu.

    Táo bón thường khiến trẻ sợ hãi, ngại đi đại tiện

    Táo bón ở trẻ do đâu?

    Do bệnh lý:

    • Bệnh về đại - trực tràng: bệnh phình to đại tràng, hẹp đại tràng, giả tắc ruột mạn tính, hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh, sẹo dính các dị tật hậu môn trực tràng,…

    • Các bệnh của hệ thần kinh: thoát vị màng não tủy, bại não, bệnh não bẩm sinh, tổn thương vùng cùng cụt.

    • Do bệnh toàn thân: trẻ bị suy giáp trạng, tăng Canxi trong máu,…

    Do cách chăm sóc trẻ:

    • Do những sai lầm của bố mẹ trong cách nuôi dưỡng trẻ: pha sữa công thức quá đặc, cho trẻ ăn dặm sớm nhưng khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng hoặc uống quá ít nước (đối với các mẹ đang cho bé bú sữa mẹ),…

    • Trẻ sơ sinh có nút phân su.

    • Trẻ dùng các thuốc có chứa Opizoic, Codein, Atropin.

    • Trẻ có những tổn thương quanh vùng hậu môn.

    Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị táo bón:

    • Với trẻ sơ sinh bị táo bón, có thể do trẻ bú chưa đủ hoặc do chế độ ăn uống của mẹ. Để phòng tránh và trị táo bón cho bé, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn, tránh những đồ ăn cay nóng (tiêu, ớt,…), các chất kích thích, cần tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh, củ quả tươi. Đồng thời mẹ nên uống nhiều nước, khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cả mẹ và bé. Mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, khoảng 2 giờ/ lần.

    Nếu bé đang còn bú mẹ, mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

    • Nếu trẻ uống bổ sung sữa công thức, mẹ lưu ý cần pha sữa đúng theo hướng dẫn trên vỏ hộp. Nếu tình trạng táo bón ở trẻ không thuyên giảm, mẹ cần xem xét thay đổi loại sữa phù hợp hơn với trẻ.

    • Bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi như súp lơ xanh, bắp cải, rau mồng tơi, rau khoai lang, chuối, đu đủ, bưởi, cam, khoai lang. Tránh cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, uống các đồ uống có ga và hạn chế ăn các bánh kẹo ngọt.

    Bố mẹ cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây
    • Cho bé uống đủ nước: Bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là khi trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy để bù lượng nước bị mất đi.

    -  Trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn: không cần cho trẻ uống nước, nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn có thể cho trẻ uống khoảng 100ml nước/ ngày.

    -  Trẻ đang ăn dặm, từ 6-12 tháng: cho trẻ uống 200-300ml nước/ ngày.

    -  Trẻ từ 1-3 tuổi: uống 500-600ml nước/ ngày.

    -  Trẻ từ 3-5 tuổi: mỗi ngày uống khoảng 1 lít nước.

    -  Trẻ trên 10 tuổi uống bằng người lớn: 1,5-2 lít nước/ ngày.

    • Với những trẻ lười ăn rau củ, bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm sữa chua, có thể bổ sung cho trẻ các chất xơ hòa tan được chiết xuất từ rau củ,...

    Cốm vi sinh NutriBaby giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ

    Ngoài các cách trị táo bón cho trẻ ở trên, mẹ đừng bỏ qua việc làm thế nào để tăng cường chức năng đường tiêu hóa cho trẻ, giúp bụng trẻ "khỏe" mẹ nhé. Bổ sung cho trẻ cốm vi sinh NutriBaby là một trong những phương pháp được nhiều ông bố bà mẹ lựa chọn hiện nay.

    Trong thành phần của NutriBaby có Diếp cá – một loại thảo dược có tính mát, sẽ giúp trẻ giảm táo bón. Đồng thời, trong NutriBaby còn có thành phần FOS (Fructose Oligosaccharides) - một loại chất xơ hòa tan có thể trở thành Prebiotic, đóng vai trò là “thức ăn” cho các Probiotic, giúp phát triển các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân của bé xốp mềm hơn. Ngoài ra, FOS cũng là một chất xơ sẽ giúp tăng lượng phân đào thải, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều.

    Bổ sung NutriBaby cho trẻ mỗi ngày, mẹ sẽ "nhẹ gánh" nỗi lo trẻ táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, khi cho trẻ bổ sung NutriBaby, mẹ có thể yên tâm hơn về sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng của trẻ.

    Với sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược thiên nhiên như Hoàng Kỳ, Diếp Cá kết hợp với các thành phần vi chất thiết yếu như Kẽm, Lysine, Taurine, nhóm Vitamin B,… NutriBaby giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho trẻ giúp phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn theo mùa; đồng thời giúp trẻ ăn ngon tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh.

    Cốm NutriBaby (màu cam) thích hợp dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ có thể cho trẻ dùng cốm NutriBaby Plus (màu hồng).

    NutriBaby và NutriBaby Plus - "trợ thủ" đắc lực giúp trẻ ăn ngon tiêu hóa tốt

    Cách chăm sóc giúp trị táo bón cho bé hiệu quả

    • Với trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón, mẹ nên massage xoa bụng cho trẻ từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ, mỗi ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột. Không những vậy, massage bụng còn giúp bé giảm đau bụng và tránh đầy hơi.

    • Với trẻ lớn, để chữa táo bón cho trẻ hiệu quả, nên tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách khuyến khích trẻ chạy nhảy, vận động, thường xuyên tập thể dục, thể thao.

    • Mẹ nên tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định: nên chọn thời gian lúc trẻ không vội vã, nên chọn vào thời gian sau bữa ăn vì lúc đó nhu động ruột tăng. Lưu ý tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc bệ xí quá lâu.

    • Nếu mẹ đang gặp những vấn đề khó khăn trong quá trình nuôi con nhỏ như: Rối loạn tiêu hóa, bé biếng ăn, còi cọc, chậm hấp thu, trẻ hay ốm vặt ,… hãy liên hệ ngay tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn giải pháp phù hợp cho từng bé. BẠN MUỐN ĐẶT MUA NUTRIBABY?BẤM VÀO ĐÂY! Để được giao hàng tận nơi và thanh toán ngay tại nhà. FREESHIP toàn quốc với com bo 3 hôp.

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-don-gian-me-co-the-lam-de-giup-con-het-tao-bon-a255499.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan