+Aa-
    Zalo

    Bộ GTVT: Không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ công trình

    (ĐS&PL) - Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" để đẩy nhanh tiến độ, với quan điểm không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ công trình.

    Thông tin từ Bộ GTVT, năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục bất ổn, nhiều khó khăn, thách thức; giá nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa, vận tải thế giới biến động mạnh, tạo sức ép lên lạm phát và tăng trưởng toàn cầu. Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là tác động kép từ những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và hạn chế, bất cập nội tại bộc lộ rõ hơn trong điều kiện khó khăn.

    Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Đảng; sự hỗ trợ, giám sát thường xuyên của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp tích cực của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương; sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; toàn ngành GTVT đã tạo được sự chuyển biến toàn diện trong năm bản lề.

    Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được Bộ GTVT xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu. Trong năm, Bộ đã ban hành 33 Thông tư theo thẩm quyền; hoàn thành, trình Chính phủ 10/10 dự thảo văn bản theo Chương trình, kế hoạch đề ra; tích cực xây dựng, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đường bộ với các chính sách lớn có tác động tích cực đến xã hội.

    Một đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

    Một đoạn cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

    Bộ GTVT đang khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ hồ sơ Luật Đường sắt Việt Nam (sửa đổi) và sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025); tiếp tục thực hiện việc tổng kết, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hàng không Việt Nam theo chỉ đạo của Chính phủ, tổng kết Luật Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

    Về đột phá kết cấu hạ tầng, năm 2024, sau hơn 18 năm triển khai nghiên cứu bài bản, thận trọng, khoa học trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, Bộ GTVT đã hoàn thành nghiên cứu, báo cáo và được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết về Đề án đầu tư Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 8 tháng 11 vừa qua.

    Bộ GTVT đồng thời phối hợp chặt chẽ với TP.HCM, TP.Hà Nội chuẩn bị bài bản, công phu, khoa học tiếp thu kết luận của Thường trực Chính phủ, hoàn thiện và trình Bộ Chính trị thông qua Đề án hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị của 2 thành phố.

    Trong năm 2024, Bộ GTVT đã khởi công 10 dự án, khánh thành đưa vào khai thác 8 dự án, nhiều vướng mắc, khó khăn phức tạp đã được tập trung xử lý, tháo gỡ như GPMB, nguồn vật liệu phục vụ các dự án, nhất là khu vực phía Nam.

    Đến nay, tiến độ các dự án trọng điểm được đảm bảo. Hưởng ứng phong trào thi đua cao điểm 500 ngày đêm đưa 3.000km đường bộ cao tốc về đích năm 2025, một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa dự kiến sẽ hoàn thành vượt tiến độ từ 3 - 6 tháng. Nhiều dự án khác đang được chủ đầu tư, nhà thầu tập trung nguồn lực, tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" để đẩy nhanh tiến độ với quan điểm không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ.

    Với quyết tâm giải ngân tối đa số vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ GTVT đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, coi giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, yêu cầu giải ngân phải đi đôi với kết quả thực chất là sản lượng trên công trường.

    Năm 2024, Bộ GTVT đã được được giao khoảng 75.481 tỷ đồng (trong đó 71.288 tỷ đồng được giao và kéo dài theo Kế hoạch năm 2024; 4.193 tỷ đồng được giao bổ sung từ tháng 11/2024. Dự kiến hết tháng 12/2024, Bộ GTVT giải ngân khoảng 60.200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch và phấn đấu hết niên độ tài chính đạt 95% kế hoạch. Trong bối cảnh thời gian còn lại của niên độ ngân sách năm 2024 còn rất ngắn, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo quyết liệt và đôn đốc các cơ quan, đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2024.

    Năm 2024, hoạt động vận tải tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định 2 con số gắn với việc cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, phí lệ phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2024, sản lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2.450 triệu tấn, tăng 14,5%; vận chuyển hành khách ước đạt 4.7 triệu lượt khách, tăng 11,2% so với năm 2023

    Công tác phòng, chống bão, lũ đã được Bộ GTVT chủ động triển khai thực hiện, kịp thời ứng phó từ sớm, từ xa; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế; tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; Chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

    Công tác xử lý điểm đen, nhất là điểm đen đường bộ được tập trung thực hiện kịp thời. Với nguồn kinh phí còn hạn chế, đến nay đã xử lý: 15 điểm đen; 11 điểm tiềm ẩn TNGT; 160 vị trí có nguy cơ mất ATGT. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường, Bộ GTVT đã thực hiện sửa chữa đột xuất trong năm 2024 để bổ sung các công trình, hạng mục công trình ATGT đối với trên 640 trường học và tiếp tục rà soát xử lý triệt để các vị trí trường học còn bất cập, nguy cơ mất ATGT trong kế hoạch bảo trì năm 2025. 

    Trong năm 2024, toàn quốc xảy ra 23.837 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10.996 người, bị thương 17.705 người. So với năm 2023, tăng 855 vụ (3,72%), giảm 889 người chết (-7,48%), tăng 1.578 người bị thương (9,78%).

    Công tác phòng, chống bão, lũ đã được Bộ GTVT chủ động triển khai thực hiện, kịp thời ứng phó từ sớm, từ xa; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế; tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; Chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng thẳng thắn nhận diện một số tồn tại, hạn chế như: Một số dự án trọng điểm chưa được bàn giao 100% mặt bằng; tiến độ triển khai dự án thành phần 4 cảng HKQT Long Thành còn chậm; nguồn cung cấp cát khu vực ĐBSCL tuy được giải quyết nhưng chưa triệt để, công suất khai thác vẫn chưa đáp ứng được tiến độ yêu cầu.

    Tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng; nhiều công trình dự án đường bộ cao tốc sớm hoàn thành, đưa vào khai thác, song các trạm dừng nghỉ, hệ thống giám sát điều hành giao thông chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến sự bất tiện đối với người dân…

    Để tiếp tục thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra trong năm 2025, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp, có giải pháp hỗ trợ bộ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của ngành; quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

    Dự kiến khởi công loạt dự án, nối thông cao tốc Bắc - Nam

    Các dự án giao thông dự kiến khởi công quý I/2025 gồm: cầu đường sắt Cẩm Lý (lý trình Km24+134, tuyến đường sắt Kép - Hạ Long); dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên quốc lộ 1 (các cầu Xương Giang, Gianh, Quán Hàu và hầm Đèo Ngang); mở rộng đường cao tốc đoạn Cao Bồ - Mai Sơn; đầu tư tuyến nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (theo phương thức đối tác công-tư - PPP); đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn; đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua Ninh Bình và Thái Bình); đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành; đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1; đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành (qua Bình Dương).

    Dự án Đường vành đai 4 TP.HCM (đoạn qua tỉnh Bình Dương) dự kiến khởi công dịp 30/4/2025. Các dự án dự kiến khởi công quý II/2025 gồm: cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên quốc lộ 37B; dự án mở rộng đường cao tốc La Sơn - Hòa Liên; dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ; dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 24B đoạn Km23-Km29 được khởi công ngày 2/9/2025.

    Ngoài ra, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm cũng phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác như dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn II (2021 - 2025); Nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; hạng mục đường cất - hạ cánh Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt và quốc lộ tại địa phương,…

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bo-gtvt-khong-anh-oi-chat-luong-lay-tien-o-cong-trinh-a494844.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan